Ứng dụng Chatbot trong ngành du lịch để nâng cao hiệu quả của fanpage

Chatbot trong du lịch

Kể từ năm 2016, các bot đã được sử dụng bởi các ngành công nghiệp khác nhau để tự động hóa dịch vụ khách hàng, tạo khách hàng tiềm năng, đặt phòng, lên lịch hẹn, v.v.

Và ngành du lịch đã không bỏ lỡ cơ hội sử dụng công nghệ này, tuy nhiên, có rất nhiều triển vọng để đáp ứng và sử dụng các trường hợp để khám phá.

Hãy cùng Travelopia khám phá cách chatbot hoạt động trong ngành du lịch.

1. Chatbot trong ngành du lịch

Theo wikipedia, Chatbot là một ứng dụng phần mềm dùng để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến bằng văn bản hoặc văn bản chuyển thành giọng nói, thay vì cung cấp các thảo luận trực tiếp với người dùng có thật (Chatbot có thể được tích hợp trong phần mềm quản lý du lịch)

Ngành du lịch là một trong những ngành giao tiếp nhiều nhất với người dùng và đó là lý do tại sao các giao diện giao tiếp với người dùng này rất phổ biến. Chatbot đang vượt xa các ứng dụng di động trong lĩnh vực này vì chi phí có thể thấp hơn nhiều.

Dữ liệu từ một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Google chỉ ra rằng tải xuống của các ứng dụng di động đã giảm 20% do sự ảnh hưởng của Chatbot. Tính năng này cung cấp dịch vụ khả dụng 24/7 trong các nhiệm vụ dễ dàng mà không cần sự can thiệp của con người.

Khách du lịch không cần tải xuống bất kỳ ứng dụng nào, vì họ có thể tương tác thông qua website, fanpage sẵn có của đại lí du lịch hay khách sạn, điều này giúp giảm đáng kể chi phí của quy trình và tăng lòng trung thành cho khách sạn.

Xem thêm: Booking Engine là gì? Vì sao cần tính năng này cho website du lịch?

2. Lợi ích của chatbot trong ngành du lịch

2.1. Đặt lịch và thanh toán online một cách dễ dàng

chatbot
Hỗ trợ đặt lịch và thanh toán online một cách dễ dàng

Một trong những công dụng hiệu quả nhất của Chatbot khi đưa vào ứng dụng trong ngành du lịch chính là hỗ trợ doanh nghiệp đặt lịch và thanh toán online một cách dễ dàng, nhanh chóng cho khách hàng.

Điều này giúp bạn tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực và thời gian mà vẫn đảm bảo tính chính xác trong những thao tác mang tính “máy móc” này.

2.2. Phát triển lượng traffic tiềm năng

Không thể phủ nhận rằng Facebook đang là một trong những kênh tiếp thị về du lịch hiệu quả. Cụ thể, sự xuất hiện của các blogger, fanpage du lịch đã kích thích nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của rất nhiều khách hàng.

Việc tìm kiếm thông tin về chuyến đi của khách hàng cũng như nhu cầu quảng bá du lịch của doanh nghiệp trên Facebook ngày càng phổ biến.

Theo đó, việc ứng dụng “nhân viên hỗ trợ trực tuyến” trên nền tảng Messenger Facebook không chỉ giúp tiếp cận khách hàng sâu rộng hơn mà còn phát triển lượng traffic tiềm năng cho doanh nghiệp.

Những tìm kiếm thông tin từ Facebook thông qua tính năng này sẽ giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận đến website của bạn. Câu chuyện thu hút và chuyển đổi hành vi khách hàng lúc này đã dễ dàng hơn bao giờ hết.

2.3. Chăm sóc khách hàng 24/7

Tạo Chatbot hiệu quả cho ngành du lịch cho phép bạn chăm sóc khách hàng 24/7 mà không hề lo bị ảnh hưởng hay gián đoạn do thiếu nhân sự, đêm muộn không thể tương tác, nghỉ lễ, tết…

Nhờ vậy, khách hàng của bạn sẽ luôn luôn được giải đáp các vấn đề cơ bản một cách dễ dàng nhanh chóng mà không cần đến sự hỗ trợ của nhân viên tư vấn hay phải chờ đợi điện thoại để được phản hồi. Nhất là trong những trường hợp cần đặt lại vé máy bay, book/đổi phòng khách sạn…

Tính năng này cho thấy năng lực xử lý vấn đề nhanh gọn và ít sai sót hơn người thật. Rõ ràng, với những vấn đề chăm sóc khách hàng hay gặp phải, bạn đều có thể thiết lập sẵn cho “nhân viên ảo” này, nhờ chúng đảm nhiệm giúp một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp du lịch cần thiết kế website?

3. Cách tạo Chatbot hiệu quả cho ngành du lịch

3.1. Tìm hiểu đối tượng khách hàng

Cũng giống như mọi lĩnh vực khác, để tạo một người máy trả lời hiệu quả cho ngành du lịch, bạn nên tìm hiểu thật kĩ đối tượng khách hàng của mình là ai? Mối bận tâm của họ là gì? Đâu là những phần việc mà con bot này có thể đảm nhiệm và hỗ trợ khách hàng?…

Điều này sẽ giúp bạn thu được hiệu quả cao nhất khi ứng dụng tính năng này vào ngành du lịch.

3.2. Tạo tính cách cho Chatbot

Chatbot được coi  là “nhân viên ảo” của doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng. Vì vậy để tạo sự chuyên nghiệp, nhất quán, ngoài đòi hỏi về nội dung tương tác chất lượng, hữu ích cho khách hàng còn phải đảm bảo đồng bộ với thương hiệu của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tính cách doanh nghiệp mà bạn đang theo đuổi là chỉn chu, nghiêm túc thì ngôn ngữ mà “nhân viên hỗ trợ trực tuyến” sử dụng cũng cần mang những đặc điểm này và ngược lại.

3.3. Thu hút người dùng từ bình luận

Ngoài việc tương tác với khách hàng trực tiếp trên Messenger, Chatbot còn giúp bạn thu hút thêm người dùng từ những comment tương tác trên facebook.

Cụ thể, với những khách hàng tương tác vào bài viết trên fanpage hoặc comment những từ khóa quan trọng liên quan đến sản phẩm, người máy trò chuyện có thể gửi tin nhắn cho họ.

chatbot
Thu hút người dùng từ bình luận

Ví dụ, Chatbot của bạn có thể gửi tin nhắn cung cấp thông tin về chuyến đi Bali cho những khách hàng tương tác với bài viết về Bali trên fanpage của bạn.

Hoặc với những khách hàng bình luận về chủ đề du lịch nghỉ dưỡng, con bot này có thể gửi tin nhắn cung cấp cho họ những chọn lựa về các khu khách sạn, resort nổi tiếng…Từ đó giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và tăng doanh thu hiệu quả hơn.

3.4. Liên kết với quảng cáo

Xu hướng quảng cáo Facebook qua Messenger đang ngày càng phổ biến và thu hút nhờ lợi thế riêng tư, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tỉ lệ click vào quảng cáo cao giúp gia tăng cơ hội chuyển đổi hiệu quả.

Sử dụng người máy trả lời cho phép bạn xây dựng nhiều nhóm kịch bản quảng cáo khác nhau tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cùng lúc.

Đồng thời, việc phản hồi, xác nhận đặt lịch chuyến đi, đặt vé, book phòng, mua tour từ khách hàng cũng trở nên dễ dàng và bớt phức tạp hơn nhờ tính năng tự động trả lời từ Chatbot.

Xem thêm: