Mục lục bài viết
Trong ngành khách sạn – du lịch, OTA là một thuật ngữ khá phổ biến. Vậy bạn có biết OTA là gì? Doanh nghiệp lữ hành cần làm gì để sử dụng OTA một cách hiệu quả? Hãy cùng Travelopia tìm hiểu điều này.
1. OTA là gì?
OTA (Online Travel Agent) là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch như: phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay… cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, thanh toán đều được thực hiện thông qua hình thức online.
Các kênh OTA là bên thứ ba (trung gian), bán lại các dịch vụ thay mặt cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, và hưởng 1 khoản hoa hồng nhất định. Mô hình OTA đã rất phát triển, ở Việt Nam, các trang như: Vntrip.vn, ivivu.com, Booking.com, Expedia… chính là các mô hình OTA.
2. Tại sao các doanh nghiệp cần OTA?
2.1 Marketing trên phạm vi toàn cầu
Hiện nay, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực ngày càng lớn mạnh và trở thành xu hướng tất yếu.
Vì vậy việc hợp tác với mô hình OTA không chỉ giúp mang lại lợi nhuận cao mà còn giúp cho thương hiệu của khách sạn được phủ rộng với đông đảo đối tượng khách hàng mà không cần tốn quá nhiều chi phí cho marketing.
OTA đưa các doanh nghiệp du lịch tiếp cận nhanh và gần hơn với các khách hàng ở mọi nơi trên thế giới và mọi thời điểm chỉ cần một click chuột.
Nếu bạn muốn các dịch vụ du lịch của mình có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet thì bạn sẽ phải đổ một số tiền lớn vào marketing online mà không biết có hiệu quả hay không. OTA sẽ quảng cáo trên danh nghĩa của các khách sạn để kiếm được hoa hồng.
2.2 Tăng lợi nhuận từ việc bán các dịch vụ
Việc thu hút một khách hàng mới luôn tốn kém hơn việc giữ những khách hàng cũ. Hãy thực hiện chương trình khách hàng trung thành để bảo đảm việc đặt phòng trực tiếp được lặp lại. Điều này sẽ áp dụng cho không chỉ khách trực tiếp của bạn mà còn những người đặt qua OTA.
Ví dụ, bạn có thể gửi email cung cấp giảm giá nếu họ đặt phòng cho lần tới. Đẩy mạnh việc đặt phòng trực tiếp là một chiến lược hiệu quả để thúc đẩy doanh thu khách sạn.
2.3 Giá trị kết hợp
OTA thường xuyên làm việc với các khách sạn trong vùng cụ thể là kết hợp với các chi nhánh, nhà hàng và các điểm tham quan du lịch. Điều đấy có thể tạo ra các cơ hội tiếp thị mới nếu không thì không tồn tại.
2.4 Tăng lượng traffic
Các khách sạn nhỏ có thể không có thể đủ khả năng để vung tiền vào các chiến dịch PPC và SEO dài hạn lại tốn kém. OTA thường chuyển hướng traffic tới các khách sạn này, mang lại nhiều giá trị về nhận diện thương hiệu và được khách hàng biết đến nhiều hơn.
2.5 Sự hài lòng của khách hàng
Nhận được sự hài lòng của một khách hàng chính là một món hời. OTA không chỉ tăng thêm giá trị cho một khách sạn bằng cách marketing và làm đầy phòng trống, họ còn đưa ra các lời khuyên và khuyến khích du lịch cho khách hàng về từng dịch vụ ở các mức ngân sách khác nhau. Điều này có thể làm tăng doanh thu trên các dịch vụ nhỏ có tiềm năng kém hơn
3. Sử dụng OTA như thế nào để tăng hiệu quả hơn nữa?
Khi việc sử dụng OTA đã trở thành xu thế thì việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả lại là một câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp cung cấp du lịch hiện nay
Sự phát triển của ngành du lịch giúp cho các dịch vụ du lịch phát triển mạnh hơn. Hơn nữa các công ty cung cấp dịch vụ OTA cũng rất đa dạng, cả trong nước lẫn quốc tế.
Vì vậy, khi thực hiện việc hợp tác với mô hình OTA thì các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về các mô hình OTA phù hợp với quy mô và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Việc đăng tải các thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp lên OTA cũng rất quan trọng. Bạn phải đảm bảo rằng những thông tin đó phải đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như giúp khách hàng có thể tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Cần thường xuyên theo dõi tình trạng số lượng đơn hàng để có thể nắm bắt nhu cầu khách hàng và đưa ra những sự điều chỉnh phù hợp nhất.
Không thể phủ nhận được những lợi ích mà mô hình này mang lại, thế nhưng OTA vẫn có những cạnh tranh khá lớn giữa các thương hiệu với nhau, mức phí hoa hồng cũng khá cao, vì vậy các công ty du lịch nên đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp.
4. Travelopia – Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho các công ty du lịch
Thấu hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp lữ hành, Travelopia đã ra cho đời phần mềm quản trị và điều hành doanh nghiệp lữ hành tích hợp đầy đủ các tính năng tối ưu nhất:
- Quản lý công nợ: Cho phép kế toán lập phiếu thu tiền đặt cọc và thống kê chi tiết theo khách hàng, hợp đồng, thuận tiện đối chiếu và thu tiền.
- Quản lý tồn kho: Phần mềm cho phép tạo kho để quản lý riêng công cụ, hàng quà tặng, giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
- Tích hợp đa kênh trên cùng một màn hình
- Xuất danh sách booking và khách hàng tự động
- Quản lý thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch
Những gì bạn cần để xây dựng và quản lý dịch vụ du lịch phục vụ cho việc kinh doanh sẽ được tìm thấy trong phần mềm quản trị nội bộ toàn diện của Travelopia. Phần mềm quản lý du lịch Travelopia sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đem lại sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh khi sử dụng.
5. Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về OTA. Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được OTA là gì cũng như những tác động của OTA trong kinh doanh du lịch hiện nay.
Bài viết liên quan: