Áp dụng mô hình 8P trong marketing du lịch như thế nào?

8P trong marketing du lich 1

Áp dụng mô hình 8P trong marketing du lịch nhằm giúp các nhà tiếp thị tìm thấy được một góc nhìn mới mẻ và khám phá những cơ hội mới để vươn lên dẫn đầu phân khúc. Việc triển khai 8P chắc chắn có thể thúc đẩy toàn bộ hoạt động quảng bá.

Nếu bạn đang tự hỏi làm cách nào để vận dụng 8P như thế trong marketing du lịch thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Travelopia sẽ bật mí những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một chiến dịch thành công.

1. 8P trong marketing là gì?

Marketing không đơn giản là thu hút sự chú ý của khán giả qua mạng xã hội hay các kênh tương tự. Marketing còn là việc có thể cung cấp giá trị đến cho khách hàng.

Vì thế, đo lường mức độ tương tác của nội dung kèm theo chiến lược marketing hiệu quả đều rất quan trọng. Trong đó, 8P bao gồm những thành phần hữu ích đối với một chiến lược marketing.

mo-hinh-8P-trong-marketing-du-lich
8P trong Marketing là gì?

Cụ thể, đó là viết tắt của 8 chữ “P” bao gồm:

  • Product – Sản phẩm
  • Price – Giá
  • Place – Phân phối
  • Promotion – Quảng bá, xúc tiến
  • Physical Evidence – Trải nghiệm thực tế
  • People – Con người
  • Processes – Quy trình
  • Performance – Hiệu suất

8P được xem như một phiên bản mở rộng hay nâng cấp của mô hình 4P thông thường.

2. Mô hình 8P trong marketing du lịch

Đối với ngành du lịch, các yêu cầu trở nên cao hơn do sản phẩm có đặc tính vô hình, khó có thể đo lường. Vậy nên các chiến dịch dựa trên mô hình 8P trong Marketing được đánh giá rất cao từ các chuyên gia.

2.1 Product (Sản phẩm)

mo-hinh-8P-trong-marketing-du-lich
Sản phẩm du lịch mang tính vô hình

Với lĩnh vực du lịch, sản phẩm mang tính vô hình, không tách rời và không thể đồng nhất được. Hơn nữa các sản phẩm cũng không thể dự trữ để sử dụng khi cần thiết.

Do đó các cảm nhận của khách hàng là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng đo lường chất lượng sản phẩm. Mức độ hài lòng càng cao thì chứng tỏ sản phẩm, dịch vụ càng tốt.

2.2 Price (Giá cả)

Trong 8P du lịch, việc đưa ra một mức giá có lợi cho công ty nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn với khách hàng đồng thời có khả năng cạnh tranh trong thị trường là một việc vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, giá của mỗi dịch vụ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Phương tiện và đơn vị vận chuyển.
  • Vị trí địa lý điểm đến.
  • Tính thời vụ.
  • Định giá đối thủ cạnh tranh.

Nhìn chung, ngành du lịch cần được định giá trên 2 cấp độ. Đầu tiên phải thỏa mãn chiến lược tiếp thị bao gồm lợi tức dài hạn từ các khoản đầu tư, định vị sản phẩm,…Thứ hai là các hoạt động chiến lược và giá cả phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng và khả năng cạnh tranh. Cuối cùng là phải đánh giá dựa trên chi phí nhân sự, nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển chung.

2.3 Place (Phân phối)

8P-trong-marketing-du-lich
Lựa chọn địa điểm phân phối phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên suy nghĩ về địa điểm đặt trụ sở công ty. Bởi không ai lại bỏ quá nhiều thời gian đến một nơi chỉ để nghe tư vấn. Vậy nên văn phòng tại địa điểm phù hợp sẽ tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

Ngoài ra do tính vô hình của sản phẩm nên doanh nghiệp có thể đầu tư website để khách hàng tự do tham khảo và đặt lịch theo nhu cầu.

2.4 Promotion (Quảng bá)

Các chương trình quảng cáo sẽ thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Có vô số cách thức quảng cáo nhưng trước khi hoạch định một chiến lược, bạn nên trả lời các câu hỏi sau:

Khách hàng đang mong chờ các hình thức khuyến mãi nào?

Có cách nào để đổi mới hình thức quảng bá dịch vụ hay không?

Khách hàng hoạt động mạnh mẽ ở những kênh nào?

2.5 People (Nhân lực)

8P-trong-marketing-du-lich
Nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng

Ngành du lịch chủ yếu cần dựa vào con người để vận hành dịch vụ. Khách hàng vẫn thường gặp khó khăn trong việc phân biệt nhân viên cung cấp dịch vụ và nhân viên tư vấn. Điều này cho thấy rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng vô cùng quan trọng. Vậy nên bất kỳ cá nhân nào có khả năng tiếp cận khách hàng đều phải được đào tạo bài bản từ trước.

2.6 Process (Quy trình)

Một quy trình cung cấp dịch vụ du lịch cho khách hàng cần nhiều bước khác nhau. Các dịch vụ này cần được đặt trước và doanh nghiệp cần thực hiện đúng lời hứa của mình như trong quảng cáo. Bởi sản phẩm du lịch không thể lưu kho và sẵn sàng được mua bán bất cứ lúc nào.

Với tư cách là nhà vận hành tour du lịch, bạn cần đảm bảo rằng tất cả giai đoạn đề được lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện tốt nhất có thể, bao gồm: Cung cấp thông tin về tour, thu thập thông tin điểm đến, liên hệ với các bên cung cấp dịch vụ, lập kế hoạch cho chuyến tham quan, đặt vé,…

2.7 Physical Evidence (Trải nghiệm thực)

Đây là chữ P khá quan trọng đối với các dịch vụ sản phẩm mang tính vô hình như du lịch. Hầu hết các nhà cung cấp đề cố gắng tích hợp thêm yếu tố hữu hình để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp có thể làm nổi bật và nâng cấp các điều kiện vật chất và tận dụng những hình ảnh thực tế càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên đầu tư về hệ thống tiện nghi, nội thất tại các điểm đến để tác động đến sự hứng khởi của khách hàng, giúp họ đưa ra những đánh giá tốt.

2.8 Performance (Hiệu suất)

Để đánh giá hiệu suất của một dịch vụ du lịch, bạn có thể xem xét qua các yếu tố sau:

  • Tỷ lệ quay lại đặt hàng của khách cũ.
  • Feedback và những đánh giá thực tế của khách hàng.
  • Phần trăm tăng doanh thu của quý so với cùng kỳ năm trước.
  • Mức độ hợp tác với các bên cung cấp dịch vụ liên quan.

Xem thêm: Marketing du lịch là gì? Chiến lược marketing lữ hành hiệu quả

3. Lưu ý khi áp dụng mô hình 8P trong marketing du lịch

Vậy cần phải lưu ý gì khi áp dụng mô hình 8P trong marketing của thương hiệu?

  • Điều cơ bản của 8P đó là sự nâng cấp và mở rộng từ 4P trong marketing. Không có để thấy sự mở rộng này đến từ những nhu cầu cao hơn của doanh nghiệp, thị trường, khách hàng khiến mô hình cũ trở nên đơn điệu và cần được cải thiện ở những mặt tốt hơn.
  • Do đó, rất có thể sẽ không chỉ dừng lại ở 8P trong các chiến dịch sau này. Tương tự, mỗi ngành nghề khác nhau cũng sẽ yêu cầu những mục khác nhau được ưu tiên hoặc ít ưu tiên hơn mục khác.
  • Như vậy, marketer cần chú trọng đến tác dụng thực tế của các P, áp dụng P để làm gì chứ không phải áp dụng cho hết các P.

4. Lời kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp những kiến thức mới nhất xoay quanh mô hình 8P trong Marketing du lịch. Tận dụng lợi thế kết hợp sẵn có cùng quy trình 8P tối ưu có thể tạo ra những kế hoạch quảng bá sản phẩm hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Bài viết liên quan: