Vai trò của Marketing du lịch và những điều cần biết – Travelopia

Vai tro cua Marketing du lich va nhung dieu can biet

Trong hầu hết các ngành nghề, Marketing luôn cần thiết trong việc duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới; từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngành du lịch/lữ hành cũng không phải ngoại lệ, vai trò của Marketing du lịch là vô cùng quan trọng để trở nên khác biệt giữa thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bài viết này sẽ nêu ra các vai trò của Marketing đối với du lịch và các cách để tối ưu hoá. 

1. Marketing du lịch là gì?

Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) định nghĩa Marketing định nghĩa Marketing du lịch được coi là một triết lý quản trị; tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, thông qua việc nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp; đảm bảo phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp cũng như sự hài lòng của khách hàng. 

2. Vai trò của Marketing du lịch

Với thị trường nhiều sự cạnh tranh như hiện nay, vai trò của Marketing du lịch là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp lữ hành trở nên nổi bật, vượt lên so với các đối thủ cạnh tranh khác. 

Vai-tro-cua-Marketing-du-lich
Vai trò của Marketing du lịch

2.1. Tăng nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) là bước then chốt, tạo nền móng cho việc quảng bá một sản phẩm mới hay khi cần phục hồi một sản phẩm cũ. Đồng thời việc nâng cao nhận diện thương hiệu làm tăng tỉ lệ chọn mua sản phẩm, giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vai-tro-cua-Marketing-du-lich-trong-viec-nhan-dien-thương-hieu
Vai trò của Marketing du lịch trong nhận diện thương hiệu

Vai trò của Marketing trong du lịch là rất quan trọng; giúp cho các doanh nghiệp lữ hành tạo dựng hình ảnh và tính cách riêng biệt; từ đó có được sự định vị rõ ràng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Giữa rất nhiều doanh nghiệp lữ hành khác nhau, khách hàng luôn nhớ đến và tím kiếm những sản phẩm dịch vụ của nhãn hàng đã in sâu trong tiềm thức, đem lại niềm tin và có tính tin cậy cao; đó cũng là những gì Marketing  đem lại cho doanh nghiệp khi ứng dụng đúng cách. 

2.2. Tạo khác biệt

Trong sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, để khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình, doanh nghiệp buộc phải trở nên khác biệt. 

Việc đề ra các chiến lược Marketing đúng đắn sẽ giúp cho thương hiệu trở nên nổi bật, nhiều khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ hơn. Làm Marketing là một kế hoạch dài hơi theo chiến lược và định hướng rõ ràng dựa trên việc nghiên cứu chuyên sâu về nhãn hàng, sản phẩm/dịch vụ cũng như các đối thủ trên thị trường; từ đó đề ra các hoạt động phù hợp tạo sự khác biệt.

Khác biệt hoá có thể từ sản phẩm, chính sách khuyến mãi, phương thức bán hàng,… nhưng tất cả đều phải dựa trên các chiến lược rõ ràng và phù hợp với tính chất doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ.

2.3. Gia tăng doanh thu

Muốn nâng cao doanh thu, các doanh nghiệp lữ hành cần đề ra những chiến lược Marketing phù hợp.

Xac-dinh-khach-hang-muc-tieu-trong-Marketing-du-lich
Xác định khách hàng mục tiêu trong Marketing du lịch

Tôi cho rằng, ứng dụng Marketing mang lại kết quả tích cực đối với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Việc áp dụng các chiến lược hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chọn lọc được các khách hàng tiềm năng; quyết định chất lượng đầu vào của phễu bán hàng, giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, góp phần gia tăng doanh thu doanh nghiệp. 

Marketing cũng được coi là cầu nối giữa khách hàng và bộ phận bán hàng. Thông qua các chiến dịch Marketing, khách hàng có thể dễ dàng “giao tiếp” với doanh nghiệp thông qua các nền tảng được triển khai.

3. Những điều cần biết để làm Marketing du lịch hiểu quả

3.1. Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Theo quan điểm của tôi, đối với mỗi doanh nghiệp hay mỗi sản phẩm/dịch vụ, việc xác định đúng mục tiêu vô cùng quan trọng. Để làm Marketing hiệu quả, doanh nghiệp lữ hành cần phải hiểu rõ khách hàng tiềm năng của mình là ai, có những đặc điểm gì, từ đó đề ra các phương cách tiếp cận phù hợp. 

Để hiểu đước khách hàng của mình, việc xây dựng chân dung khách hàng (Customer Persona) rất cần thiết, để từ đó hiểu được hành trình mua hàng (Customer Journey) từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi quyết định sản phẩm/dịch vụ cuối cùng. 

Với từng giai đoạn khách hàng sẽ có những điểm chạm và các vấn đề cần giải quyết khác nhau; khi đó doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn khái quát về các đăc trưng của khách hàng; căn cứ vào đó để điều chỉnh, kế hoạch tiếp cận một cách chính xác nhất.

3.2. Hiểu về đối thủ cạnh tranh

Giống như mọi ngành nghề khác, tôi cho rằng hiểu rõ các đối thủ trên thị trường sẽ là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho một chiến dịch Marketing du lịch. 

Đối thủ của doanh nghiệp được chia làm 3 nhóm chính: 

  • Đối thủ trực tiếp
  • Đối thủ gián tiếp
  • Đối thủ tiềm năng

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu thị trường rõ hơn, từ đó nắm được xu hướng, các cơ hội tiềm năng để khai thác trong tương lai. Doanh nghiệp cũng có cơ hội học hỏi từ những chiến lược thành công và có được bài học, kinh nghiệm về những cản trở mà đối thủ đi trước đã gặp phải.

3.3. Định vị đúng các lợi thế bán hàng

Mỗi doanh nghiệp lữ hành đều sẽ có những thế mạnh riêng. Chúng ta cần phải hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường là gì; nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần phải xác định được các lợi thế bán hàng (USP – Unique Selling Point); dựa vào đó đề ra các chiến lược Marketing phù hợp.

Việc tìm ra USP của sản phẩm/dịch vụ kinh doanh không hề đơn giản, cần thoả mãn những yếu tố sau:

  • USP phải là những đặc điểm riêng, khác biệt, không trùng lặp với các đối thủ khác
  • USP của sản phẩm/dịch vụ phải mang lại giá trị cũng như giải quyết được vấn đề cho khách hàng
  • USP cần mang tính thuyết phục để tạo niềm tin cho khách hàng tin tưởng lựa chọn

3.4. Tạo nội dung phù hơp với điểm chạm của khách hàng

Nội dung (hay Content) là cầu nối để doanh nghiệp giao tiếp cùng khách hàng. 

Bằng cách thông qua việc đọc nội dung được doanh nghiệp truyền tải, khách hàng có thể hình dung được hình ảnh thương hiệu một cách tổng quan để đánh giá mức độ phù hợp vs bản thân. Khi tạo được những nội dung chất lượng, khách hàng sẽ có đánh giá tốt, và dễ dàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hơn. 

Khảo sát cho thấy, đọc tin tức và tìm kiếm thông tin qua Internet đã trở thành thói quen hàng ngày của hầu hết mọi người. Vì vậy, đăng tải nội dung trên đa nền tảng là cách nhanh nhất để xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới và củng cố niềm tin về nhãn hàng với khách hàng cũ.

Tôi cho rằng, một nội dung hấp dẫn, thu hút nhiều nhiều xem có thể giúp cho nhãn hàng được biết đến rộng rãi với chi phí thấp, thậm chí là không mất chi phí. Đồng thời, những nội dung chất lượng sẽ kích thích hành vi mua hàng thông qua việc khiến khách hàng cảm thấy được truyền cảm hứng, hoặc giúp họ giải quyết các vấn đề/nỗi đau đang gặp phải,… từ việc đọc nội dung do nhãn hàng truyền tải. 

Kết luận

Giống như mọi ngành nghề khác, Marketing là một trong những yếu tố then chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Để bứt phá tăng trưởng, và trở nên nổi bật trên thị trường, các công ty du lịch cần đề ra những chiến lược Marketing chính xác và và phù hợp; đảm bảo tối ưu chi phí và gia tăng doanh thu. 

Tìm hiểu thêm: