Tháp Maslow là gì? & Ứng dụng trong marketing của tháp Maslow

thap-nhu-cau-maslow-la-gi

Tháp Maslow là mô hình dạng kim tự tháp thể hiện các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Do đó, doanh nghiệp có thể áp dụng để bảo vệ trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy năng suất của nhân sự.

Vậy tháp nhu cầu Maslow bao gồm những nhu cầu gì và làm thế nào để ứng dụng các cấp bậc này trong Marketing?

Bạn hãy cùng Travelopia khám phá ngay khái niệm này qua bài viết bên dưới nhé.

1. Tháp maslow là gì?

Tháp Maslow hay còn được gọi là tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of Needs) là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp, mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn bao gồm: Sinh lý (Physiological), An toàn (Safety), Quan hệ xã hội (Love/Belonging), Kính trọng  (Esteem), Thể hiện bản thân (Self-Actualization).

thap-maslow
5 nhu cầu cơ bản trong tháp Maslow

Không chỉ trong cuộc sống đời thường, nhiều lĩnh vực ngành nghề ứng dụng hiệu quả tháp nhu cầu Maslow vào hoạt động như Marketing, kinh doanh, quản trị nhân lực,…

2. Ý nghĩa của tháp maslow

Tháp nhu cầu Maslow có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, giúp mỗi cá nhân hiểu được nhu cầu và cách mà chúng ảnh hưởng đến những quyết định, hành vi của con người. Nó cho thấy rằng, con người không chỉ có những nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần, xã hội. Nếu các nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng đầy đủ, thì sẽ khó có thể tiến đến những mục tiêu cao hơn.

Hệ thống phân cấp nhu cầu trong tháp Maslow thể hiện một phần của sự thay đổi quan trọng trong tâm lý học. Thay vì tập trung vào hành vi và những sự thay đổi bất thường, tâm lý học nhân văn của Maslow tập trung vào sự phát triển của những cá nhân khỏe mạnh.

Có tương đối ít nghiên cứu thể hiện việc ủng hộ thuyết tháp nhu cầu của Maslow. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Illinois đã thử nghiệm hệ thống phân cấp này.

Sau đó, họ cho rằng trong việc đáp ứng các nhu cầu có mối tương quan chặt chẽ với hạnh phúc, mỗi cá nhân đến từ những nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới cho rằng, các nhu cầu xã hội và việc thể hiện bản thân là quan trọng ngay cả khi những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất không được đáp ứng.

Những kết quả như vậy cho thấy rằng mặc dù những nhu cầu này có thể là động lực mạnh mẽ cho hành vi của con người, nhưng chúng không nhất thiết phải ở dạng thứ bậc như Maslow đã mô tả.

3. 5 nhu cầu cơ bản của con người theo tháp maslow

5 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow được phát triển theo thứ dưới lên trên, tương ứng với những nhu cầu cơ bản đến phức tạp. Maslow cho rằng, 4 nhu cầu đầu tiên xuất phát từ sự thiếu hụt nên sinh ra nhu cầu (Basic needs) nhằm đáp ứng những mong muốn này.

Với nhu cầu thứ 5 – nhu cầu cao nhất, điều này không xuất phát từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ những mong muốn tự nhiên của con người là phát triển bản thân (Meta needs).

3.1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Nhu cầu sinh lý là cấp bậc dưới cùng, thể hiện những nhu cầu cơ bản và bắt buộc phải có để duy trì sự sống của mỗi người. Theo Maslow, chỉ khi đáp ứng được tầng nhu cầu sinh lý này, mỗi người mới có thể đạt được những bậc tiếp theo trong mô hình tháp.

Nhu cầu sinh lý bao gồm những hoạt động cơ bản như ăn uống, nơi ở, quần áo,… Đây là được xem là nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất để con người hoạt động, phát triển về mặt sinh học.

3.2. Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)

Nhu cầu đảm bảo an toàn là cấp bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow. Sau khi đã đáp ứng về các nhu cầu cơ bản, con người sẽ muốn có những thứ giúp đảm bảo sự an toàn. Nhu cầu này bao gồm:

  • Sự đảm bảo an toàn về tính mạng
  • Đảm bảo an toàn về sức khỏe
  • Đảm bảo an toàn về tài chính
thap-maslow
Nhu cầu đảm bảo an toàn

Chẳng hạn như khi đã có một công việc ổn định, số tiền lương đủ để đáp ứng những nhu cầu về ăn, mặc, chỗ ở,… thì một người sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn về sức khỏe, thông qua việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, vệ sinh và có chất lượng hơn. Hoặc mong muốn được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm trong môi trường làm việc.

Nhu cầu này kết hợp với nhu cầu sinh lý cấp 1 sẽ giúp mỗi người có một cuộc sống lành mạnh, chất lượng và hiệu quả hơn. Đây là 2 cấp bậc đáp ứng nhu cầu về mặt thể chất. Trong một số tài liệu, hai nhu cầu này được gộp chung thành một nhóm.

3.3. Nhu cầu xã hội (Love/ Belonging Needs)

Sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, mỗi người sẽ mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về tinh thần. Ở cấp bậc thứ 3 này, những nhu cầu thỏa mãn về tinh thần bắt đầu xuất hiện. Nhu cầu này là những mong muốn về việc mở rộng mối quan hệ như gia đình, tình yêu, bạn bè,… nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia.

Chẳng hạn: Một người mới đi làm sẽ quan tâm về mức lương để đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, ăn uống, mặc ấm,… sau đó xem xét môi trường làm việc đó có an toàn không, có được đóng bảo hiểm không. Khi những điều này được thỏa mãn, cá nhân đó sẽ mở rộng những mối quan hệ xã hội, với đồng nghiệp, khách hàng nhằm hòa nhập và thực hiện công việc hiệu quả hơn.

3.4. Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

Nhu cầu được kính trọng trong tháp Maslow thể hiện mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác. Khi ở cấp bậc này, mỗi người sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng để nhận được sự tôn trọng từ bên ngoài. Biểu hiện rõ nhất của nhu cầu này bao gồm:

  • Mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng từ bên ngoài: Bao gồm danh tiếng, địa vị, mức độ thành công
  • Lòng tự trọng với bản thân: Thể hiện ở một người coi trọng đạo đức bản thân, coi trọng phẩm giá. Nếu thiếu đi lòng tự trọng, con người sẽ thấy mặc cảm và lo lắng khi gặp khó khăn trong mọi việc.
thap-maslow
Nhu cầu được kính trọng

Thực tế cho thấy, khi có được sự tôn trọng và công nhận từ bên ngoài, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, tôn trọng bản thân hơn. Với cấp độ này, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng phát triển bằng mọi cách để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống.

3.5. Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs)

Nhu cầu thể hiện bản thân là cấp bậc cao nhất của mỗi cá nhân, vị trí này xuất hiện khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn. Tuy nhiên có một sự khác biệt so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người.

Nhu cầu thể hiện bản thân thường ở những người đã có những thành tựu, thành công nhất định trong cuộc sống. Khi muốn được người khác thấy được trí tuệ, tiềm năng và sự phát triển của mình, họ sẽ làm mọi việc để thỏa mãn đam mê cũng như tìm kiếm được những giá trị thực của bản thân.

Maslow tin rằng, để hiểu được mức độ của nhu cầu này, cá nhân đó không chỉ đạt được mong muốn của các cấp dưới mà còn phải làm chủ được những điều này. Có thể nói, mục đích con người khi muốn thỏa mãn nhu cầu ở đỉnh chóp này là để bảo đảm và duy trì 4 nhu cầu ở dưới.

4. Ứng dụng tháp maslow trong marketing

Trong Marketing, tháp nhu cầu Maslow được tham khảo khá nhiều bởi các doanh nghiệp. Dựa vào các mức độ bên trong kim tự tháp, công ty có thể hiểu rõ khách hàng và điều chỉnh sản phẩm của mình. Sau đây là những ứng dụng thường gặp trong Marketing bạn có thể tham khảo.

4.1. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

thap-maslow
Xác định chân dung khách hàng nhờ tháp Maslow

Để sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, việc xác định tệp khách hàng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, doanh nghiệp phải tìm được Insight của người tiêu dùng để tìm ra các chiến lược Marketing phù hợp.

Do đó, tháp Maslow sẽ giúp bạn khoanh vùng tệp khách hàng và hiểu rõ nhu cầu mà người sử dụng cần đáp ứng.

4.2. Định vị phân khúc khách hàng

thap-maslow
Định vị phân khúc khách hàng nhờ tháp Maslow

Dựa vào tháp Maslow, doanh nghiệp có thể xác định được phân khúc khách hàng cho sản phẩm. Điểm lưu ý là mỗi nhóm người tiêu dùng đều có nhu cầu và đặc điểm khác nhau. Vì thế, tháp Maslow sẽ giúp bạn định vị phân khúc khách hàng và lên ý tưởng Marketing hợp lý.

4.3 Nghiên cứu nhu cầu khách hàng và đưa ra thông điệp

Khi doanh nghiệp đã có tệp khách hàng mục tiêu, giai đoạn tiếp theo sẽ là nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, bạn hãy tìm hiểu đâu là những yếu tố tác động lên quyết định mua hàng của người dùng. Một số gợi ý cho bạn là sự tiện lợi, giá cả, thói quen, địa vị xã hội hoặc sở thích. Bạn có thể dựa vào tháp Maslow để xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu.

5. Kết luận

Qua những chia sẻ trên, bạn có thể thấy tháp nhu cầu Maslow giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong nghiên cứu nhu cầu của con người. Do đó mà nó được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Đặc biệt, trong Marketing tháp nhu cầu của Maslow giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm đáp ứng chính xác những gì họ đang cần.