Thế giới đang dần chuyển sang một trạng thái mới – một chu kỳ kinh tế mới sau gần 3 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng. Mọi hoạt động đã dần quay trở về với quỹ đạo vốn có. Hoạt động du lịch toàn cầu, với thiệt hại 4,5 nghìn tỷ USD và 62 triệu việc làm trong năm 2020 do tác động của đại dịch, đã cho thấy sự phục hồi nhanh dần đều từ cuối năm 2021.
1. Ngành du lịch có dấu hiệu khởi sắc sau đại dịch
Sau đại dịch các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch vô cùng khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ đến phá sản. Ngành du lịch nước ta giờ đây đã có những dấu hiệu khởi sắc. Kể từ khi chính thức mở cửa toàn bộ các hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022, Chính phủ đã ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách quốc tế khi tới du lịch Việt Nam như: khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch, không còn yêu cầu cần có chứng nhận tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.
Công tác quảng bá du lịch Việt Nam cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là trên các nền tảng số. Đặc biệt, nhân dịp SEA Games 31 vừa qua, ngành du lịch đã tận dụng cơ hội quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam an toàn, thân thiện và hấp dẫn tới các đoàn thể thao Đông Nam Á và các du khách trên thế giới.
2. Một số nguy cơ khiến doanh nghiệp trẻ không thể trụ vững
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Năm 2023 được dự báo vẫn là năm khó khăn của ngành du lịch vì sự phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành vẫn chậm, nguồn nhân lực du lịch thiếu trầm trọng và thị hiếu của khách du lịch cũng liên tục thay đổi sau đại dịch covid-19.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ du khách quốc tế và nội địa tăng nhanh trong thời gian qua sau khi dỡ bỏ các rào cản đi lại và nối lại đường bay quốc tế, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng quá tải du lịch ngày càng tăng, làm trải nghiệm của du khách bị xuống cấp trong bối cảnh cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân sự của chưa được chuẩn bị đầy đủ sau khi ngấm đòn Covid-19. Thách thức này cùng với công tác quản lý yếu kém đã trở thành nguyên nhân chính khiến phần lớn khách hàng không hài lòng về dịch vụ du lịch ở nước ta.
Vấn đề về nhân sự cũng là một thách thức lớn với các doanh nghiệp lữ hành. Cung lao động và chất lượng nhân sự lao động ngày càng không có khả năng bắt kịp với nhu cầu khi ngành đang tăng trưởng nhanh. Một thực trạng mà hầu hết các doanh nghiệp du lịch đang phải đối mặt hiện nay là ngành Du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao.
Covid-19 khiến nhiều lao động phải chuyển nghề vì mưu sinh, dẫn đến thất thoát nhân lực nặng nề đối với ngành Du lịch và đây thực sự là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong du lịch.
Ngoài ra, thị trường du lịch Việt Nam còn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Philippine,… cùng với sự thay đổi liên tục của thị hiếu khách du lịch sau khi đại dịch qua đi.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành phải linh hoạt chuyển mình, thay đổi và thích nghi nhanh chóng với những xu hướng mới nếu không muốn bị đào thải.
3. Doanh nghiệp lữ hành trẻ vượt bão khó khăn sau đại dịch nhờ ứng dụng công nghệ
Là giám đốc của công ty SunTravel mới được thành lập trước khi đại dịch bùng phát 1 năm, để vượt qua khó khăn, ông Hoàng Quốc T động viên anh em cố gắng bám trụ dù chỉ nhận được một nửa lương tháng. Công ty cố gắng duy trì được bộ khung để chuẩn bị khi du lịch hồi phục. Ông T nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp chuyển mình, vượt qua những khó khăn mà đại dịch để lại nếu làm marketing tốt và biết cách chuyển đổi số quy trình xử lý booking.
Ông T tiết lộ, sau đại dịch các doanh nghiệp lữ hành lớn đều có nguồn khách cũ quay trở vì vậy có thể dễ dàng hồi phục hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và mới như chúng tôi. “Vì vậy việc tìm hướng đi mới và thay đổi là điều cần thiết” – Ông T chia sẻ.
Nhận thấy hiện nay có một số vấn đề chung của toàn ngành như sụt giảm chất lượng dịch vụ tour do tình trạng khách tăng nhanh hay sự thiếu hụt nhân sự giỏi,… ông T cho biết chiếc phao duy nhất cho các doanh nghiệp lữ hành trẻ bây giờ là phải biết áp dụng công nghệ vào trong quy trình xử lý booking giúp rút ngắn thời gian làm việc, giảm nhân sự và hơn hết là nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ của du khách.
Tháng 3/2023, Sun Travel đã tấp cập đào tạo lại nhân sự sử dụng phần mềm quản trị nội bộ Travelopia và chạy thử nghiệm quy trình làm việc mới. Mặc dù công nghệ là một thử thách lớn với một số nhân sự lớn tuổi nhưng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng cũng như sự hướng dẫn tận tình 24/7 của tổng đài Travelopia, toàn bộ nhân viên đã có thể thành thạo sử dụng phần mềm sau vài ngày làm quen.
Chọn phần mềm quản trị nội bộ Travelopia là vì đây là phần mềm được xây dựng dành riêng cho doanh nghiệp lữ hành nên các tính năng đều gắn rất sát với nghiệp vụ đặc thù của du lịch. Sale không còn phải mất thời gian thao tác giữa các kênh chat mà chỉ cần thao tác trên 1 màn hình vì mọi kênh chat cũng như thông tin và lịch sử giao dịch của khách hàng đã được tích hợp trên 1 màn hình.
Điều hành rút gọn một nửa thời gian xử lý 1 booking vì tính giá tour, xuất danh sách, quản lí công nợ hay nhà phân phối đều tự động trên phần mềm. Điều hành chỉ cần nhập data vào phần mềm và theo dõi. Hơn khoảng thời gian chết do phải chờ đợi tin nhắn check kho của sale và điều hành đã được loại bỏ do tình trạng booking, số chỗ còn-hết luôn được cập nhật theo thời gian thực trên phần mềm. Một người cập nhật tình trạng là cả doanh nghiệp đều theo dõi và quản lý được.
Nhưng điều khiến ông T quyết định chọn Travelopia là do Travelopia không chỉ cung cấp phần mềm mà còn xây dựng một mạng lưới quản trị nội bộ cho doanh nghiệp. Ông T đã bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng website nhưng hiệu quả lại không thực sự xứng đáng. Gần như không có nguồn khách hàng từ website, khách vào website lướt 1 lần rồi thoát ra không để lại thông tin hay bất cứ data nào.
Sau khi được đội ngũ Travelopia tư vấn, ông Hoàng Quốc T đã tích hợp tính năng đặt dịch vụ ngay trên website. Do có thể theo dõi cập nhật số chỗ còn-hết của mỗi booking ngay trên website đã khiến khách hàng chủ động và tự tin đặt tour hơn nhiều qua trang web của doanh nghiệp.
Ghi nhận sau 6 tháng thử nghiệm áp dụng Travelopia vào quy trình, doanh thu của Sun Travel đã tăng 300% và lượng khách đến từ website cũng chiếm một nửa doanh thu.
Sự linh hoạt, uyển chuyển, nắm bắt nhanh nhạy cơ hội sẽ giúp một số công ty du lịch trẻ bám trụ thị trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng trở lại. Tranh thủ thời kỳ đang hồi phục, nhiều công ty áp dụng công nghệ vào hoạt động, lo đào tạo nhân sự,… chuẩn bị cho một cuộc chơi mới nếu không muốn chấp nhận bị đào thải.
“Thời đại 4.0 sau đại dịch cho thấy cơ hội là như nhau cho tất cả các công ty du lịch. Ai linh hoạt, thích ứng nhanh nhạy biết sử dụng công nghệ đúng chỗ thì trụ được, còn không thì chấp nhận rơi rụng. Thực tế là rất nhiều doanh nghiệp du lịch đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc vô thời hạn. Nhiều công ty chỉ giữ lại cán bộ quản lý, thu hẹp văn phòng”, ông T cho hay.
Tìm hiểm thêm: