Mục lục bài viết
Đối với các website, bên cạnh việc xây dựng và phát triển những nội dung chất lượng, có giá trị và sức hấp dẫn cao thì vấn đề bảo vệ bản quyền cũng rất được quan tâm. Một trong những công cụ hỗ trợ điều đó là DMCA.
Vậy, DMCA là gì? DMCA bảo vệ website của bạn như thế nào?
Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây của Travelopia.
1. DMCA là gì?
DMCA, viết tắt của cụm từ Digital Millennium Copyright Act, có nghĩa là “Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số”, được tổng thống Bill Clinton của Mỹ thông qua và chính thức ký thành luật vào ngày 28/11/1998.
Đạo luật này được ra đời nhằm bảo vệ bản quyền của những sản phẩm công nghệ trên Internet và định danh những tội liên quan tới hành vi xâm phạm bản quyền như: crack (bẻ khóa), cung cấp, kinh doanh sản phẩm công nghệ trái phép thông qua dịch vụ cùng tên hay còn gọi là DMCA Protection.
Ngoài ra, Digital Millennium Copyright Act cũng mở rộng phạm vi bản quyền và miễn trừ một số trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, những bên trung gian khác; nâng cao mức độ xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm những vấn đề tương tự.
Theo đó, các nội dung chủ yếu mà DMCA sẽ bảo vệ bản quyền gồm:
- Hình ảnh thuộc sở hữu của bạn hoặc do bạn tự chụp.
- Video thuộc sở hữu của bạn hoặc do bạn tự làm.
- Đồ họa do chính bạn thiết kế ra.
- Văn bản thuộc sở hữu của bạn.
- Các ứng dụng hay chương trình phần mềm mà bạn tự thiết kế, viết code.
- Hồ sơ của cá nhân bạn hoặc công ty do bạn sở hữu.
- …
Xem thêm: Phần mềm CRM là gì? Lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng CRM?
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu phương thức bảo vệ chủ sở hữu bản quyền của DMCA là gì?
2. Cách thức hoạt động của DMCA là gì?
Tuy là một đạo luật nhưng phương thức bảo vệ người dùng của DMCA khá đặc biệt. Cụ thể, để giải quyết các tranh chấp và bảo vệ bản quyền, chủ sở hữu nội dung cần đăng ký DMCA thông qua việc thêm một đoạn code vào trang web bạn muốn.
Qua đó, DMCA sẽ thiết lập một bản chứng nhận duy nhất cho nội dung. Trong trường hợp phát hiện một trang web nào đó xuất hiện nội dung giống nội dung của bạn và nghi ngờ về hành vi “đánh cắp” bản quyền, bạn có thể thông báo cho bộ phận “DMCA Protection”.
Tiếp theo, DMCA sẽ thực hiện trách nhiệm thông báo với chủ quản website “bị tình nghi” để xác nhận cũng như giải quyết vấn đề. Nếu như các hoạt động trên không có kết quả, DMCA sẽ tiến hành gửi sự việc cho bên cung cấp dịch vụ, ở đây là OSP/ISP để họ có biện pháp xử lý.
Vậy, hình phạt đối với các website dính DMCA là gì? Về cơ bản, sẽ có những biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vi phạm bản quyền của các đối tượng.
- Đối với mức vi phạm nhẹ, tất cả nội dung dính DMCA sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của các trình duyệt web như: Google, Yahoo, Bing,… mà không thể khôi phục như trước đây. Tuy nhiên, không “delete” cả website.
- Đối với mức vi phạm nặng thì website vi phạm, kể cả các trang không dính DMCA sẽ bị xóa sổ hoàn toàn trên mọi công cụ tìm kiếm.
Xem thêm: 8 yếu tố đánh giá website chuẩn SEO bạn phải quan tâm
3. Cách kiểm tra website có dính DMCA
Để kiểm tra xem website có bị dính DMCA không, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Truy cập vào địa chỉ: https://www.lumendatabase.org/
- Dán đường link trang web của bạn vào phần tìm kiếm của Lumen rồi click vào “Go” để kiểm tratra
- Đợi kết quả. Website dính luật bảo vệ bản quyền sẽ hiển thị link những bài viết vi phạm; website không dính luật sẽ hiển thị “không có gì”.
4. Tại sao nên đăng kí DMCA từ sớm?
Qua những chia sẻ trên đây, chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký dịch vụ DMCA. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hơn ở đây là cần thực hiện điều này sớm nhất có thể.
Đối với người quản lý website và nhất là doanh nghiệp, việc đăng ký DMCA giúp bảo vệ nội dung của trang trước những hành vi copy, đánh cắp của đối thủ hoặc cá nhân, tổ chức khác.
Hơn thế, việc này còn hạn chế nguy cơ bạn bị “report DMCA” trên chính sản phẩm của mình nếu việc đăng ký DMCA chậm chễ. Một số SEOer sẽ copy và thực hiện thủ tục này trước bạn, biến bản quyền nội dung thuộc sở hữu của họ và website do bạn quản lý vô tình trở thành “kẻ ăn cắp”.
Tình trạng website viết bài nguyên bản bị phạt do báo cáo dính DMCA trong thời gian qua ngày càng phổ biến. Đây là một thực tế đáng buồn nhưng cũng là lời cảnh báo dành cho bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào.
Hậu quả gây ra không chỉ là những bất mãn đối với chủ nhân chủ sản phẩm. Trên phương diện SEO và kinh doanh, đây là những tổn thất không hề nhỏ.
Tất cả link bài viết, thậm chí cả website bị gỡ khỏi công cụ tìm kiếm; các chi phí thiết kế, quảng cáo,… trước đây đều lãng phí; quan trọng hơn là lượng khách hàng/ người truy cập cũ bị mất hết.
5. Hướng dẫn sử dụng DMCA cho website
Với các nhà quản trị website, đăng ký DMCA là cần thiết bởi việc này vừa giúp bạn bảo vệ nội dung website, tránh bị đánh cắp chất xám, đồng thời bảo vệ website không bị “report DMCA” bởi các SEO blackhat.
Để việc đăng ký DMCA trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn đăng ký và sử dụng luật bản quyền này trong phần nội dung phía dưới.
Để đăng ký DMCA cho website, bạn cần tiến hành theo các bước sau:
- Đăng ký thành viên: Truy cập địa chỉ https://www.dmca.com/ -> chọn Register -> khai báo thông tin -> chọn Submit để có tài khoản miễn phí. Thông tin tài khoản sẽ được gửi về qua email của bạn.
- Thêm code DMCA vào website có nội dung cần bảo hộ: Đăng nhập vào tài khoản DMCA vừa đăng ký qua đường dẫn https://www.dmca.com/users/login.aspx -> chọn “Add Badges to your site” -> chọn logo DMCA thêm vào website (mỗi logo sẽ đi kèm với một HTML) -> copy mã HTML này vào code website của bạn.
- Sau 24h, DMCA được kích hoạt, logo bạn chọn ở bước 2 sẽ xuất hiện trên website, nội dung trên trang web của bạn sẽ được bảo vệ.
6. Kháng DMCA như thế nào?
6.1. Các bước để kháng thành công DMCA là gì?
Làm sao để kháng cáo DMCA, cách thức thực hiện nó như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thông qua các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1:
Khi bị report DMCA thông thường Google sẽ gửi đến mail của bạn thông báo thông tin liên quan đến nội dung vi pham bản quyền có thể là đoạn văn bản, hình ảnh… vì chúng ta có 10 ngày để kháng, nên bước quan trọng đầu tiên cần rà soát lại nội dung bị vị phạm và edit lại. Dưới đây là 1 đoạn copy và bị report:
- Bài viết copy: “Nhằm đáp ứng việc sử dụng đường truyền cáp quang tốc độ cao trong kinh doanh, học tập, giải trí của các quý khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình”
- Bài được Edit: “Nhu cầu sử dụng đường truyền internet bằng cáp quang có tốc độ cao ngày càng được quan tâm nhiều. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần đầu tư cho những hoạt động kinh doanh hay các cá nhân, hộ gia đình sử dụng cho việc học trực tuyến, giải trí…
Bước 2:
Submit lại trên Google Search Console và các Tool để bài nhanh index lại nội dung
Bước 3: Kháng lại DMCA
Bạn có thể Reply lại thông báo trên mail của Google hoặc truy cập link để kháng
Link kháng: Tại đây
6.2. Nội dung mẫu kháng DMCA
“Dear Google Team!
Tôi là: ABC, đại diện Web ABC, thuộc sở hữu của Công ty ABC
Một ai đó đã gửi báo cáo cho rằng bài viết của tôi có nội dung vi phạm bản quyền. Cụ thể link bài viết của Công ty chúng tôi: <Link bài viết bị report>
Tôi tin rằng có sự nhầm lẫn nào đó đã khiến bài viết của chúng tôi không còn hiển thị. Tôi cam kết rằng nội dung do đội ngũ biên tập của chúng tôi viết không sao chép, không vi phạm bản quyền nội dung với bất kỳ của ai.
Rất mong Google Team xem xét và kiểm tra lại, cũng như khôi phục lại link bài viết cho chúng tôi.
Cảm ơn.“
Sau khi gửi thư cho Google, sau 5-10 ngày sẽ có kết quả và link web sẽ được khôi phục lại.
Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức để biết DMCA là gì? Vậy bạn đã đăng ký DMCA cho website của mình chưa? Nếu chưa thì nhanh chóng làm theo các hướng dẫn trên để bảo vệ quyền tác giả cho trang web của mình ngay nhé.
Đừng quên, Dich vụ thiết kế website du lịch chuyên nghiệp Travelopia với giao diện đẹp mắt, trải nghiệm người dùng tuyệt vời và khả năng tương thích hoàn hảo trên mọi thiết bị, góp phần mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng:
- Thiết kế độc quyền giao diện website
- Tư vấn ngân sách phù hợp với từng mục tiêu
- Tốc độ tải trang cao và chuẩn SEO
- Gia tăng trải nghiệm khách hàng, tăng chuyển đổi
Xem thêm: