Mục lục bài viết
Khi một doanh nghiệp lữ hành thiết kế một website chuẩn SEO, nhưng vẫn chưa biết cách quản trị website và sử dụng website đó hiệu quả thì đó là một điều đáng tiếc để tạo nhận diện thương hiệu.
Website không chỉ là công cụ hỗ trợ trong các chiến dịch marketing mà còn là bộ mặt của doanh nghiệp trên Internet đối với đông đảo khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Sở hữu một website có giao diện đẹp, thiết kế khoa học là yếu tố cần nhưng cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý website du lịch sao cho mang lại giá trị lợi ích kinh tế.
Dưới đây Travelopia sẽ chia sẻ cách quản trị website du lịch hiệu quả mà không tốn quá nhiều công sức nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao.
1. Cách quản trị website du lịch hiệu quả
1.1 Quản trị cập nhật giao diện website
Giao diện website đóng vai trò quan trọng đối với mỗi website, nó giống như một gian hàng của doanh nghiệp, thể hiện giá trị và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Mặc dù giao diện được thiết kế sẵn nhưng quan thời gian thì giao diện cần có sự thay đổi theo xu hướng của người cùng. Vì vậy mà thường xuyên cập nhật xu hướng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho trang web du lịch để phù hợp với nhu cầu sử dụng theo từng thời điểm.
1.2 Cập nhật nội dung thường xuyên
Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng mà xem. Nếu một website uy tín mà thông tin thường xuyên được làm mới mẻ sẽ cảm thấy thế nào? Website sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Nếu website không được cập nhật nội dung thường xuyên, không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng sẽ gây cảm giác nhàm chán, tỷ lệ thoát trang, bỏ theo dõi sẽ tăng lên.
Vì vậy, một doanh nghiệp lữ hành cần phải làm mới nội dung trang web thường xuyên nhằm tạo ấn tượng tốt và thu hút khách hàng ghé thăm.
Một lưu ý nho nhỏ: nội dung trang web đăng tải cần phải hay, thu hút, hấp dẫn người đọc, quan trọng là có tính thực tế.
1.3 Xây dựng kế hoạch cho website
Chủ doanh nghiệp luôn phải xác định được mục tiêu khi đầu tư dựa trên website. Người quan trị sẽ phải đưa ra các chiến lược để phát triển trang web như:
- Nội dung trang web
- Hình ảnh
- Làm quảng cáo trên các trang mạng xã hội
Đề ra được mục tiêu hoạt động và kết quả cần đạt được trong chiến lược đó.
1.4 Quản lý đường truyền hosting
Hosting là một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý website. Khi hosting gặp vấn đề, trục trặc thì khách hàng sẽ không truy cập vào được website từ đó mất đi khách hàng tiềm năng nên có.
Trang web của bạn tốc độ load chậm (giả sử mất trên 10 giây mới load xong). Bạn nghĩ khách hàng sẽ đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Theo thống kê thì thời gian load trang càng lâu thì sẽ mất đi càng nhiều khách hàng.
Vì vậy, bạn nên đảm bảo hosting luôn được hoạt động thông suốt, ổn định và liên tục.
Nếu bạn không rành thì hãy nhờ đến các công ty cung cấp hosting, họ sẽ giúp bạn quản lý phần này.
1.5 Đánh giá hiệu quả
Sau một thời gian triển khai nhất định nên đưa ra đánh giá kết quả của kế hoạch và so sánh với mục tiêu như vậy sẽ biết được quản lý website có hiệu quả không?
Nếu bạn không quản trị website du lịch kỹ lưỡng, thiếu khoa học sẽ rất khó nắm bắt được tình hình hoạt động của website.
2. Công cụ quản lý website du lịch tốt nhất hiện nay
Mục đích để quản trị website là nắm được thói quen của khách truy cập và đẩy thứ hạng của website du lịch trên công cụ tìm kiếm thông qua SEO. Từ đó đưa ra các bước phân tích và xem xét để có kế hoạch phát triển phù hợp nhất. Vậy có những công cụ quản lý website du lịch nào giúp làm việc nhanh và hiệu quả nhất?
2.1 Google Analytics
Google Analytics là công cụ trợ giúp hàng đầu với nhiều tính năng vượt trội phù hợp cho việc quản trị website. Nó là công cụ giúp người điều hành website:
- Đo lường được doanh thu, số lượng truy cập, số lần xem trang của khách hàng.
- Cung cấp những thông tin chuyên sâu về khách hàng như: vị trí địa lý của người truy cập, tốc độ truy cập internet,…
Với những thống kê báo cáo đó của Google Analytics, bạn sẽ biết website du lịch của doanh nghiệp mình có hoạt động tốt hay không và những trang nào khách thường xuyên truy cập để có hướng phát triển phù hợp nhất.
2.2 Google Webmaster Tools
Đây là công cụ hỗ trợ quản lý website hiệu quả mà Google cung cấp cho người quản trị nói chung và SEOer nói riêng khi thực hiện chiến dịch SEO.
Google Webmaster Tools giúp doanh nghiệp check được từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, biết được các liên kết đến website có nguồn gốc từ đâu. Ngoài ra, nó cũng thông báo cho nhà quản trị website biết thông tin về số pages được index, các lỗi Googlebot tìm thấy, khai báo sitemap, kiểm tra cấu trúc dữ liệu website,,…
Sử dụng Google Webmaster Tools, người quản trị website sẽ biết cách làm sao để web du lịch chuyên nghiệp thân thiện với các công cụ tìm kiếm, khắc phục các lỗi liên quan tới tốc độ load trang,…
2.3 Googlerankings.com
Công cụ này sẽ chỉ cho bạn thấy những từ, cụm từ nào xuất hiện với tần suất lớn trên website của bạn thông qua những nội dung trong trang, tiêu đề, heading và thẻ meta. Đây là một công cụ hữu ích nhằm tối ưu hóa những từ, cụm từ mà bạn hướng tới và cho phép tìm kiếm thứ hạng của website du lịch chuyên nghiệp trên Google.
2.4 Dead Links Checker
Dead Links hay còn gọi là link chết có thể gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, việc kiểm soát số lượng link chết trên website du lịch để có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết.
Dead Links Checker là một công cụ trực tuyến hỗ trợ bạn thực hiện quá trình này. Nó sẽ duyệt toàn bộ website du lịch của bạn một cách tự động, nhanh chóng và báo cáo những link hỏng.
Trên đây là những chia sẻ về cách quản trị website du lịch được đúc kết từ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ của Travelopia.
Hy vọng bài viết này của Travelopia hữu ích với doanh nghiệp của bạn.
Bài viết liên quan: