Áp dụng mô hình 9P trong Marketing du lịch như thế nào hiệu quả?

9p-trong-marketing-du-lich-2.jpg

Có thể nói rằng việc áp dụng các chiến lược tiếp thị du lịch phù hợp có thể là một phần quan trọng trong việc tối đa hóa doanh thu, xây dựng nhận thức về thương hiệu và quản lý danh tiếng công ty của bạn. Trong bài viết này, Travelopia sẽ cung cấp tất cả những kiến thức mà bạn cần biết về mô hình 9P trong Marketing du lịch giúp phát triển công việc kinh doanh của bạn.

1. Mô hình 9p trong marketing là gì?

Sự ra đời của Internet và mạng xã hội đã khiến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới phải thay đổi cách mà họ tiếp thị sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng. Chỉ trong vài chục năm, mô hình Marketing mix với 4 chữ P được ra đời và phát  vào những năm 1960 bởi E. Jerome McCarthy đã được tinh chỉnh và mở rộng thêm thành nhiều mô hình mới hiện đại hơn.

9P cũng được coi là một phiên bản mở rộng của chiến lược marketing mix truyền thống. Những yếu tố mới được bổ sung giúp 9P trong marketing được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào.

9P trong marketing được chuyên gia Tiếp thị và Quảng cáo, Larry Steven Londre sáng tạo và ra mắt năm 2007.  9P trong marketing bắt nguồn từ ý tưởng tạo nên một cấu trúc Marketing thích nghi với nhiều điều kiện kinh doanh mới.

Chiến lược Marketing mix 9P bao gồm tổ hợp của các nguyên tắc và định hướng nhằm dẫn dắt hoạt động Marketing trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

9p-trong-marketing-du-lich
Mô hình 9P trong marketing

Cụ thể 9 yếu tố trong Marketing 9P là:

  • Lập kế hoạch (Planning)
  • Con người (People
  • Đối tác (Partners)
  • Sự hiện diện trước công chúng (Presentation)
  • Niềm đam mê với thương hiệu (Passion)
  • Sản phẩm (Product)
  • Phân phối (Place)
  • Xúc tiến (Promotion)
  • Giá cả (Price)

Xem thêm: Áp dụng mô hình 8P trong marketing du lịch như thế nào?

2. Tại sao cần áp dụng mô hình 9P trong marketing du lịch

Khách hàng đang ngày càng khó tính hơn trong việc quyết định xuống tiền cho một sản phẩm nào đó. Đặc biệt khi công nghệ internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Họ không khó để tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau và tự biết so sánh đâu mới là sản phẩm tốt.

Có thể thấy, khách hàng hiện giờ rất nhạy cảm với những chiêu trò quảng cáo và việc thuyết phục họ ngày càng khó khăn hơn.

9p-trong-marketing-du-lich
Vai trò của mô hình 9P trong marketing du lịch

Mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp dài hạn, mang tính cá nhân hóa cho từng khách hàng chứ không thể đại trà như trước. Việc nắm bắt được tâm lý khách hàng có nghĩa doanh nghiệp đã có hơn 90% cơ hội thành công. Với những ưu điểm hiện tại, mô hình 9P trong marketing sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong việc hoạch định chiến lược.

3. Áp dụng mô hình 9P trong marketing du lịch

Từng yếu tố trong mô hình đều có vai trò vô cùng quan trọng đối với chiến dịch Marketing. Việc hiểu rõ và áp dụng đúng cách các công cụ sẽ giúp mang lại hiệu quả vượt trội, đồng thời hạn chế rủi ro không đáng có.

3.1. Product (chiến lược sản phẩm)

Ngành du lịch thường có 3 nhóm sản phẩm chính, bao gồm: dịch vụ trung gian, chương trình du lịch trọn gói, hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp. Ưu điểm chiến lược sản phẩm doanh nghiệp chính là đa dạng hóa sản phẩm và có thể đáp ứng được nhiều sự lựa chọn của khách hàng.  cung cấp đến người dùng các dịch vụ từ du lịch trong nước, ngoài nước, phục vụ du khách quốc tế cho đến những tour đặc biệt, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phát triển thêm các mảng du lịch theo xu thế ở những địa điểm nổi tiếng để đánh vào tâm lý tò mò khách hàng.

3.2. Price (Chiến lược giá)

Trong kinh doanh, giá luôn là yếu tố quan trọng bởi nó quyết định doanh thu cho công ty. Đó là chưa kể đến, giá thành còn là yếu tố được người dùng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.

Các doanh nghiệp lữ hãnh hãy luôn hướng đến mục tiêu chất lượng dịch vụ tương xứng giá tiền. Ngoài ra, còn phải xây dựng cách xác định giá chương trình du lịch, tạo thêm niềm tin cho khách hàng. Cơ sở xác định giá nên dựa trên 3 yếu tố chính:

  • Chi phí.
  • Khách hàng.
  • Đối thủ.

3.3 Place (Phân phối)

Chiến lược phân phối có đôi chút khác biệt do sản phẩm có tính vô hình. Vậy nên doanh nghiệp lữ hành có thể bán sản phẩm ở các địa điểm bao gồm như sau:

  • Trụ sở chính.
  • Chi nhánh.
  • Văn phòng đại diện.
  • Phòng đăng ký du lịch.
  • Online.

3.4. Promotion (Chiến lược tiếp thị)

Nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến với đông đảo khách hàng, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ và internet vào 2 phiên bản bán tour trực tiếp là máy tính và điện thoại di động.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo 2 hình thức quảng cáo mới mang tên Presstrip và Famtrip. Trong đó, Presstrip là các chuyến đi khảo sát du lịch dành cho các nhà báo, vừa quảng bá địa danh, vừa quảng bá hình ảnh thương hiệu. Còn Famtrip là những chuyến đi chủ yếu cho khách nước ngoài đến và trải nghiệm cuộc sống của nông dân Việt Nam.

Dĩ nhiên các chiến dịch tiếp thị cũng cần đẩy mạnh vào các chương trình tri ân và khuyến mãi khách hàng. Có thể kể đến như giảm giá tour theo %, tặng quà hiện vật giá trị.

3.5. Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

Độ phủ sóng rộng khắp cả nước sẽ giúp doanh nghiệp lữ hành được đông đảo khách hàng biết đến và tiếp nhận nhanh chóng. Không những thế, doanh nghiệp còn cần sở hữu hệ thống phương tiện vận chuyển tiện nghi và đa dạng.

3.6. People (Chiến lược con người)

Ban lãnh đạo có những chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực một cách hợp lý nhất. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn cao, tận tình và thông thạo ngoại ngữ. Tất cả đều là những yếu tố mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái nhất tới du khách trong mọi chuyến đi.

3.7. Process (Quy trình thực hiện)

Khi một doanh nghiệp muốn kinh doanh được trơn tru thì họ cần phải thiết lập một quy trình chuyên nghiệp và bài bản. Ban lãnh đạo nên xây dựng cho công ty một quy trình chuẩn chỉ, có vai trò như kim chỉ nam để nhân viên theo dõi và thực hành. Điều này cũng có lợi hơn cho khách hàng bởi họ sẽ biết cách xử lý các vấn đề mỗi khi có thắc mắc hay khiếu nại.

3.8. Performance (Hiệu suất)

Hiệu suất một thương hiệu cần được đảm bảo bởi khả năng mang lại trải nghiệm tốt ở 2 cấp độ. Thứ nhất là cấp độ sản phẩm, thứ hai là cấp độ trải nghiệm.

Ở cấp độ sản phẩm, cần đảm bảo hoàn thiện các yếu tố từ kiểu dáng, thiết kế, chi tiết tinh xảo, chất lượng vật liệu, độ bền, độ chính xác cho đến công nghệ sáng tạo.

Ngoài việc đảm bảo công năng vật lý, sản phẩm cần đảm bảo mang lại cả công năng trải nghiệm. Tức là mang lại những trải nghiệm tốt về tâm lý và tình cảm cho người dùng, vượt khỏi chức năng một sản phẩm đơn thuần.

3.9. Profitability (Lợi nhuận)

Tỷ suất lợi nhuận là yếu tố phản ánh tỷ suất sinh lời, thường được dùng để đánh giá mức độ kiếm tiền, khả năng tăng trưởng cũng như xác định các chi phí không cần thiết doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận thể hiện phần trăm doanh thu thuần, cái đã được chuyển đổi thành lợi nhuận sau khi trừ đó tất cả chi phí như chi phí quản lý, bán hàng, lãi vay, khấu hao và thuế.

Thông thường, các doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh sẽ có tỷ suất lợi nhuận âm. Sau đó khi việc kinh doanh dần có kết quả và đạt điểm hòa vốn, tỷ suất mới bắt đầu dương.

Bài viết trên đã tổng hợp những yếu tố cốt lõi hình thành và cách áp dụng mô hình 9P trong Marketing du lịch. Travelopia hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích bạn trong quá trình hoạch định chiến lược thành công.

Xem thêm: