Mục lục bài viết
SWOT trong marketing du lịch là công cụ giúp các doanh nghiệp xác định được những cơ hội hay thách thức của thị trường ngành và từ đó tìm được giải pháp để đưa những cơ hội/thách thức đó trở thành điểm mạnh của chính doanh nghiệp mình.
Hãy cùng Travelopia tìm hiểu về mô hình SWOT trong nghiên cứu marketing ngành du lịch nhé!
1. Mô hình swot là gì?
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT hàng năm là hoạt động tiền đề và cần thiết cho việc lập kế hoạch kinh doanh, cũng như các hoạt động tiếp thị khác, nhằm hỗ trợ phát triển các mục tiêu du lịch của doanh nghiệp.
Một trong những chức năng và khía cạnh quan trọng của phân tích SWOT đối với công ty du lịch là hoạt động lập kế hoạch, giúp công ty du lịch có cái nhìn tốt về vị trí của mình trên thị trường.
2. Vai trò của SWOT trong kinh doanh du lịch lữ hành
Trong ngành du lịch, có rất nhiều các yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Nếu không có một công cụ nào để phân tích cụ thể các yếu tố đó, thì rất khó để doanh nghiệp lữ hành có thể nhận thấy những biến động của thị trường, của môi trường vĩ mô. Từ đó có khả năng sẽ đi sai hướng, làm cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây ảnh hưởng tới doanh thu của công ty.
Không những thế, phân tích SWOT là có thể giúp tạo ra các ý tưởng mới cho doanh nghiệp du lịch. Bằng cách xem xét các vấn đề xuất hiện trong quá trình phân tích SWOT. Nó không chỉ nâng cao nhận thức về những lợi thế (và bất lợi) tiềm ẩn và những mối đe dọa mà còn có thể giúp bạn đưa ra kế hoạch để chuẩn bị khi gặp những rủi ro trong tương lai.
3. Doanh nghiệp du lịch lữ hành sử dụng SWOT như thế nào cho hợp lý?
Bạn hãy phân tích từng yếu tố một theo quy trình làm việc cụ thể, từ điểm mạnh, điểm yếu, rồi tới cơ hội, thách thức.
3.1 Điểm mạnh
Hãy đưa ra những điểm mạnh của doanh nghiệp vào bảng phân tích SWOT. Bởi điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp du lịch của bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Để có thể xác định chính xác đâu là điểm mạnh của công ty hãy trả lời câu hỏi: Công ty đang làm điều gì tốt nhất? Doanh nghiệp sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, công nghệ… như thế nào? Bởi đây chính là những cơ sở cơ bản để đánh giá điểm mạnh của công ty du lịch chuẩn xác nhất.
3.1.1 Nhân viên được đào tạo bài bản
Giống với bất cứ một doanh nghiệp nào, nhân viên chính là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị về mặt dịch vụ và công ty du lịch không phải là trường hợp ngoại lệ. Việc có các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết giúp nhân viên du lịch có thể giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc cũng như đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Ví dụ, khi tham gia một chuyến du lịch, khách hàng mong muốn có những trải nghiệm tuyệt vời với những kiến thức mới về địa phương hoặc danh lam thắng cảnh được tham quan. Vậy nếu doanh nghiệp có những chuyên viên có kiến thức về địa phương cũng như kinh nghiệm để để tư vấn và giải quyết với các tình huống bất ngờ xảy ra thì hãy coi đây là điểm mạnh tuyệt vời của công ty.
3.1.2 Sự hấp dẫn của các gói dịch vụ
Sức hấp dẫn của các gói dịch vụ khiến khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của bạn chứ không phải từ sự đa dạng hay phổ biến đến từ đối thủ.
Nếu công ty du lịch lữ hành đang cung cấp các gói tour du lịch khác nhau từ xe buýt ngắn ngày tới các gói du lịch dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau thì đây sẽ là một điểm cộng mới cho vấn đề về thiết kế và xây dựng các gói du lịch. Còn nếu doanh nghiệp theo diện truyền thống, chỉ cung cấp một gói du lịch ở một vài địa điểm nhất định thì việc phân tích lại thị trường, cũng như lắng nghe nhu cầu của khách hàng là rất cần thiết.
3.2 Điểm yếu
Quy trình cũng tương tự như đánh giá các điểm mạnh, hãy liệt kê những điểm yếu còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing, quảng cáo,…. những bất lợi mà công ty du lịch đang gặp phải. Từ sự phân tích này, doanh nghiệp có thể nhìn lại những hạn chế còn tồn đọng và cần phải có giải pháp để khắc phục ngay.
3.2.1 Các khoản phí phát sinh ngoài dự đoán
Như ở phần điểm mạnh đã đề cập, việc liên tục phải thiết kế ra những chuyến du lịch mới, phù hợp với nhu cầu đi lại và trải nghiệm của khách hàng khiến cho công ty phải đối mặt với nhiều tình huống phát sinh ngoài dự đoán.
Ví dụ như vấn đề về visa cho du khách nước ngoài. Từ trước tới nay, doanh nghiệp chỉ tiếp đón khách hàng trong nước nhưng công ty quyết định mở rộng kinh doanh với khách quốc tế nhằm tăng lợi nhuận (giá thành cho một tour du lịch của khách hàng nước ngoài thường cao hơn so với khách trong nước… ). Tuy nhiên, khi chuyển đối tượng khách hàng thì công ty phải đối mặt với nhiều thách thức mới chưa từng có.
3.2.2 Việc lo sợ thay đổi của nhân viên
Sự trung thành của nhân viên luôn luôn đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu nhân viên làm quá lâu trong một môi trường thì sẽ nảy sinh một vấn đề, đó chính là “sợ thay đổi”.
Một nhân viên của một công ty du lịch đã rất quen với một địa phương hoặc một lối mòn về thói quen chăm sóc khách hàng thì nhân viên đó sẽ có xu hướng sợ những thay đổi mới, thậm chí nhân viên đó có thể chống đối lại sự thay đổi của doanh nghiệp.
Kết quả là, doanh nghiệp có thể bị yếu thế, không thể bắt kịp được với sự thay đổi của thị trường du lịch.
3.3 Cơ hội
Cơ hội chính là các yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài tác động tới kinh doanh dịch vụ du lịch của bạn. Bạn có thể dựa trên những báo cáo kinh tế hay các bài báo khoa học chuyên ngành để nhận ra các xu thế của thị trường ngành du lịch. Từ đó gạch ra những yếu tố có thể là cơ hội dành cho doanh nghiệp bạn.
Tuy nhiên cơ hội sẽ là yếu tố ảnh hưởng chung cho tất cả các doanh nghiệp du lịch lữ hành chứ không phải riêng mình công ty bạn. Vì vậy điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải nắm bắt cơ hội đó và biến nó trở thành lợi thế cạnh tranh.
3.3.1 Sự bùng nổ của mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ thông tin thì thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt, đặc biệt trong giới trẻ. Chỉ cần một bức ảnh, hoặc một đoạn video ngắn up lên Facebook là ngay lập tức có thể được chia sẻ tới hàng ngàn người chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành tận dụng những cơ hội này để quảng cáo gián tiếp cho các tour du lịch của mình, giảm chi phí marketing mà vẫn có những hiệu quả mạnh về gia tăng lợi nhuận. Nếu công ty du lịch của bạn vẫn chưa thử các mạng xã hội thì hãy thử một lần xem sao?
3.3.2 Nếp sống thân thiện với môi trường
Con người trong thời gian gần đây rất có ý thức về môi trường, đặc biệt rác thải nhựa, túi ni lông, khí CO2… Với cách suy nghĩ trải nghiệm du lịch nhưng vẫn phải gần gũi với thiên nhiên, doanh nghiệp du lịch lữ hành có thể làm gì để bắt kịp xu hướng?
Một chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên, mang tính chất đồng quê, không sử dụng túi ni lông, hay các món ăn không hoá chất có thể là sự lựa chọn không tồi tệ cho một ý tưởng du lịch.
3.4 Thách thức
Những yếu tố khách quan bên ngoài chính là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi về chính sách của Chính phủ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự phát triển công nghệ kỹ thuật,… tưởng chừng “vô hại” với doanh nghiệp du lịch, nhưng chính các yếu tố này có ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp du lịch lữ hành.
Do đó, hãy nhanh chóng nhìn nhận các thách thức này. Từ đó hãy tìm cách hạn chế để chúng ảnh hưởng tới công ty. Nếu khắc phục được những thách thức này, sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty du lịch.
3.4.1 Khủng bố và thiên tai
Hai nhân tố rất đáng sợ nhưng không thể nào ngăn cấm những điều đó xảy ra. Chắc chắn công ty du lịch do bạn điều hành cũng sẽ không thể lường trước được điều này. Tuy nhiên, những gì doanh nghiệp có thể làm được là lường trước các tình huống và tính toán tới giải pháp cũng như thiệt hại.
Hoặc, các doanh nghiệp có thể biến đây thành cơ hội để nâng giá thành các tour du lịch hoặc thêm vào gói du lịch các lựa chọn như bảo hiểm cho chuyến đi. Đây có thể là một nguồn doanh thu tuyệt vời.
3.4.2 Suy thoái kinh tế và dịch bệnh
Năm 2020, thế giới chứng kiến đại dịch COVID-19, kéo theo đó là những hệ luỵ về kinh tế. Nhiều nước trên thế giới chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử. Những ảnh hưởng từ đại dịch lên sức khoẻ cũng như về kinh tế khiến cho doanh thu của nhiều công ty du lịch giảm mạnh.
Nếu doanh nghiệp du lịch của bạn cũng gặp những vấn đề tương tự trong quá khứ, thì bạn phải làm gì? Thu thập thông tin và đặt ra các phương án dự phòng chính là điều cần làm!
4. Lời kết
Kể cả trong sự thay đổi ngày càng nhanh của thế giới hiện nay thì các công ty du lịch lữ hành vẫn còn tồn tại nhưng sự thay đổi của thời đại khiến cho các công ty phải chủ động có những biện pháp ứng phó mới.
Nếu công việc kinh doanh không được suôn sẻ hoặc doanh nghiệp của bạn đang cảm thấy bất an về tương lai thì việc suy nghĩ về phân tích ma trận SWOT và sự thay đổi là cần thiết. Trong tương lai không xa, chắc chắn các doanh nghiệp du lịch sẽ vượt ra các rào cản xã hội và truyền đi các giá trị sâu sắc hơn cho cộng đồng và thế giới.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn trong phương án đưa ra các chiến lược marketing phù hợp. Để cập nhất những tin tức hữu ích khác, vui lòng truy cập website: https://travelopia.vn/
Bài viết liên quan: