Xu hướng Wellness Tourism – Du lịch chăm sóc sức khỏe

wellness tourism

Trong những năm gần đây, con người ngày càng có xu hướng quan tâm đến các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe, như sử dụng thực phẩm hữu cơ, chú trọng rèn luyện thể thao… Ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu thế này và “Wellness Tourism” (du lịch chăm sóc sức khoẻ) chính là sản phẩm được dự đoán sẽ trở thành xu hướng tận hưởng cuộc sống mới của thế giới.

1. Wellness Tourism là gì?

“Wellness” tiếng Anh hàm chứa ý nghĩa của hai từ “healthy” và “spiritual” chỉ sự khỏe mạnh về mặt vật chất và tinh thần.

Wellness Tourism hoặc du lịch sức khỏe là hình thức kết hợp giữa du lịch truyền thống và chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần phù hợp với mọi lứa tuổi.

Wellness tourism
Wellness là gì?

Đây là xu hướng du lịch mang đến một lối sống lành mạnh, cân bằng cuộc sống và cảm xúc. Theo nhiều Chuyên trang Du lịch nổi tiếng thế giới, Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng để phát triển mô hình du lịch wellness bởi “sở hữu” nhiều cảnh quan thiên nhiên và địa điểm du lịch nghỉ dưỡng thích hợp để khai thác dịch vụ. Bằng chứng là Hà Nội và Hội An được xếp vào Top 10 điểm đến tốt nhất cho Wellness tourism tại Châu Á.

2. Đặc điểm của du lịch chăm sóc sức khỏe

Hay nói theo cách khác, Wellness tourism là tour nhằm mục đích tăng cường sức khỏe tinh thần, thể chất cho chính du khách, refresh cơ thể thông qua việc khai thác nhiều hoạt động thể chất, tâm lý hay tâm linh.

wellness tourism
Du lịch chăm sóc sức khoẻ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe Wellness không tập trung vào quá nhiều hoạt động tham quan, nhưng vẫn hưởng thụ trọn vẹn cảnh quan đặc sắc tại các địa điểm du lịch nổi tiếng có môi trường sống yên tĩnh, không khí trong lành.

Đồng thời cung cấp những trải nghiệm có lợi cho sức khỏe, nâng cao tinh thần như tắm nước khoáng, đạp xe, mang đến các bài tập chăm sóc sức khỏe đặc biệt bao gồm massage, thiền, yoga,… Ngoài ra, du lịch sức khỏe còn hướng người tham gia đến thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có lợi cho cơ thể.

3. Vì sao Wellness Tourism là xu hướng mới của ngành du lịch?

Trước đại dịch Covid-19, sức khỏe vẫn luôn là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Nói một cách khác, mọi người dành sự ưu tiên cho những vấn đề khác hơn là sức khoẻ.

Chỉ đến khi COVID-19 bùng nổ, sức khỏe mới chiếm vị trí trung tâm, trở thành ưu tiên của mọi cá nhân cũng như cộng đồng. Sự ưu tiên này đang tạo ra sự thay đổi trong ngành du lịch, tạo đà cho sự bùng nổ của xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe.

wellness tourism
Nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe đang trở thành xu hướng

Tại Việt Nam, mô hình du lịch chăm sóc sức khoẻ được các chuyên gia đánh giá là tiềm năng phát triển lớn bởi nước ta sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên cùng những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng thích hợp để khai thác dịch vụ. Minh chứng rõ ràng cho luận điểm này là việc Hà Nội và Hội An được xếp vào Top 10 điểm đến tốt nhất cho Wellness tourism tại Châu Á.

Có thể nói rằng du lịch chăm sóc sức khỏe là thị phần màu mỡ cho ngành du lịch Việt Nam trong tương lai nếu chúng ta có một định hướng cùng những chính sách khai thác hợp lý.

4. Lợi ích tuyệt vời của Wellness Tourism

4.1 Wellness Tourism làm tăng sự hạnh phúc

Du lịch chăm sóc sức khỏe cung cấp những trải nghiệm mới lạ hơn so với các loại hình du lịch thông thường. Không chỉ vậy, những địa điểm diễn ra trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khoẻ cũng độc đáo hơn. Nó có thể là tại các tu viện, trên núi, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng. Những trải nghiệm mới mẻ cùng với sự thay đổi về khung cảnh giúp mọi người vui vẻ, phấn chấn hơn.

wellness tourism4
Du lịch sức khỏe giúp mọi người hạnh phúc hơn

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, những người có nhiều thay đổi về vị trí hàng ngày có xu hướng hạnh phúc hơn. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Vatsal Chikani và cộng sự thì chỉ ra rằng những người phụ nữ đi du lịch, nghỉ mát hai lần một năm ít bị trầm cảm và căng thẳng mãn tính hơn những người phụ nữ đi du lịch chỉ một lần hoặc không đi.

4.2 Wellness Tourism giúp chữa lành và giảm tình trạng stress kéo dài

Con người thường cảm thấy bớt lo lắng và lạc quan hơn sau khi có kì nghỉ sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Hơn nữa yoga hay thiền, mát xa, những hoạt động phổ biến của du lịch chăm sóc sức khỏe từ lâu đã được biết đến là có khả năng giảm stress, kích thích sự thư giãn.

wellness tourism
Giúp giảm stress, kích thích sự thư giãn

Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên, thực hành chánh niệm và tham gia các hoạt động chăm sóc bản thân đều cũng là cách để cải thiện sức khỏe tâm thần cũng giảm các triệu chứng lo âu.

4.3 Tăng sức khỏe não bộ

Việc tiếp xúc với các hành vi và môi trường mới thông qua du lịch có thể kích thích não bộ theo những cách mới, có khả năng giúp bạn luôn nhạy bén. Những người thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội hoặc giải trí như đi du lịch thường ít có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

4.4 Giúp khám phá văn hóa mới

Khi khách du lịch tìm kiếm những trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, họ thường tìm kiếm những điểm đến cung cấp các dịch vụ văn hóa độc đáo. Điều này có thể bao gồm truyền thống địa phương, thực phẩm, nghệ thuật và lịch sử.

Bằng cách khám phá văn hóa của một địa điểm mới, du khách có thể mở rộng tầm nhìn, hiểu sâu hơn về các lối sống khác nhau và ra đi với sự đánh giá cao hơn đối với thế giới xung quanh.

wellness tourism
Du lịch sức khoẻ giúp tăng trải nghiệm văn hoá

Ngoài ra, du lịch chăm sóc sức khỏe đôi khi có thể bao gồm các thực hành văn hóa truyền thống, chẳng hạn như y học cổ truyền, châm cứu và yoga, mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa phong phú hơn.

5. Hoạt Động Chính Của Du Lịch Wellness

Hầu như khách hàng tìm đến loại hình du lịch này để trải nghiệm những hoạt động, dịch vụ tốt cho sức khỏe, có một lối sống lành mạnh. Lối sống này có thể bao gồm:

  • Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
  • Tập yoga, ngồi thiền
  • Massage trị liệu, ngâm mình trong suối nước nóng hoặc xông thảo dược
  • Ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý
  • Tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe như đạp xe, leo núi
  • Trải nghiệm các hoạt động tự nhiên nhằm giảm stress, thư giãn
  • Tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng và nghỉ dưỡng

Đấy là các hoạt động đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ về du lịch, nghỉ dưỡng, các khách sạn, khu resort hoạt động. Hay các bên liên quan đến sức khỏe sắc đẹp, thể dục thể thao. Giúp các đơn vị có thêm nhiều nguồn khách tiềm năng và tăng doanh thu.

6. Wellness Tourism với Medical Tourism có phải là một?

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nên không thể gộp chung là một.

Medical Tourism là du lịch y tế còn gọi là du lịch chữa bệnh. Được hình thành khi con người có nhu cầu du lịch đến nơi có điều kiện y tế, chữa bệnh tốt hơn và bản thân người đó mang bệnh sẵn.

wellness tourism
Medical Tourism là du lịch chữa bệnh

Còn Wellness Tourism có ý nghĩa phòng bệnh hơn. Nghĩa là những ai hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao chất lượng đời sống thì có thể lựa chọn dịch vụ này. Bản thân người mong muốn tham gia loại hình này không nhất thiết đang mang mầm bệnh mà việc họ lựa chọn nhằm mục đích để thư giãn xả stress, nghỉ ngơi, tạm quên đi những tiêu cực.

Ngoài ra, Medical Tourism phần lớn mục đích để chữa bệnh, tham gia vào chuẩn đoán điều trị, được giám sát, theo dõi của các y bác sĩ. Trong khi đó, Wellness Tourism hoàn toàn không có sự xâm lấn mang tính y học.

7. Lời kết

Tóm lại, với nhu cầu ngày càng tăng về lối sống lành mạnh hơn cùng với các phương pháp tiếp cận toàn diện hơn đối với sức khỏe, du lịch chăm sóc sức khỏe sẵn sàng trở thành một đóng góp chính cho ngành du lịch toàn cầu và là mảnh đất “màu mỡ” mà ngành du lịch Việt Nam cần phải khai thác.

Với những chia sẻ phía trên, Travelopia hy vọng bạn sẽ lựa chọn được lựa hình kinh doanh du lịch phù hợp với doanh nghiệp của mình!

Bài viết liên quan: