Vì sao du lịch 4.0 đang trở thành xu hướng mới?

du-lich-4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng sự phát triển của khoa học – công nghệ và thông tin – truyền thông đã tạo ra các sản phẩm ứng dụng đa dạng cho ngành du lịch. Đây là tiền đề cho sự ra đời của du lịch công nghệ – một xu hướng tất yếu của kỷ nguyên số.

Vậy du lịch 4.0 là gì? Chúng ta đang hưởng lợi từ xu hướng này như thế nào?

1. Du lịch 4.0 là gì?

Du lịch 4.0 là phát triển du lịch dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ số. Từ đó tạo ra và cung cấp các dịch vụ du lịch tiện lợi nhất cho du khách, khiến du khách ngày càng hài lòng.

Có thể kể đến những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực du lịch như: trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Big data, Blockchain, công nghệ 3D, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR, AR), internet kết nối vạn vật (IoT), các công nghệ định vị (GIS, GPS, LBS), internet, mạng xã hội, và các thế hệ mạng di động (4G, 5G),…

Tất cả những công nghệ trên đã góp phần không nhỏ vào việc công nghệ hóa ngành du lịch, giúp các hoạt động du lịch ngày càng hiện đại và thông minh hơn. Từ đó, công nghệ từng bước thay đổi diện mạo ngành du lịch và du khách là những người được hưởng lợi đầu tiên từ du lịch công nghệ.

2. Du lịch 4.0 khác gì với du lịch truyền thống?

Điểm khác biệt mấu chốt so với du lịch truyền thống chính là du lịch công nghệ chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng có thể đảm bảo được chi phí thấp nhất với sự tiện lợi tối đa. Những thay đổi tích cực này đến từ việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại.

du-lich-4.0
Du lịch 4.0 là gì? Lợi ích của du lịch 4.0 đem lại to lớn như thế nào?

Phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch cũng theo hướng chủ động hơn. Sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động cũng tác động lớn đến việc lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch của du khách.

Khi du khách có sự lựa chọn đa dạng hơn cũng là lúc các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ nếu không muốn bị “loại khỏi cuộc chơi”.

3. Lợi ích của du lịch 4.0

3.1. Đối với khách du lịch

Công nghệ 4.0 góp phần thôi thúc nhu cầu du lịch của đông đảo người dân thông qua những thông tin hấp dẫn về điểm du lịch mà họ tiếp cận được qua môi trường internet. Du khách có thể chủ động tiếp cận mọi vấn đề liên quan đến du lịch bằng máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh của mình.

Du lịch 4.0 cũng giúp du khách dễ dàng khám phá và tìm hiểu tài nguyên du lịch của các địa phương thông qua các hình ảnh, các thước phim 3D, 4D tái dựng lại các sự kiện, di tích lịch sử, văn hóa, các di sản thiên nhiên. Chưa hết, họ còn được trải nghiệm vô số sản phẩm du lịch mới hấp dẫn được tạo ra từ công nghệ 4.0.

3.2. Đối với nhà quản lý

Không thể phủ nhận rằng ngành du lịch đang trong quá trình phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch covid. Khách du lịch có xu hướng đi chơi nhiều hơn sau 2 năm bị cách ly ở nhà. Vì vậy các doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng hoạt động quá tải, đặc biệt là trong thời gian cao điểm của mùa du lịch.

Đối với các nhà quản lý, việc số hóa cơ sở dữ liệu du lịch như tài nguyên du lịch; hệ thống các nhà hàng, khách sạn; hệ thống giao thông… của mỗi địa phương sẽ giúp họ quản lý hoạt động du lịch một cách dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.

Xem thêm: Phần mềm quản lý tour là gì? Có nên sử dụng trong doanh nghiệp lữ hành?

3.3. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, du lịch 4.0 giúp họ mở rộng thị trường du lịch nhờ Internet kết nối vạn vật giúp xóa nhòa mọi giới hạn về không gian và thời gian. Các chi phí quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng giảm đi đáng kể giúp họ tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, họ bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng với ít chi phí ít nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất.

4. Cơ hội và thách thức của du lịch 4.0

4.1. Cơ hội

Trong số các giải pháp công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, có thể kể một số xu hướng sau:

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) and Chatbots: Trí tuệ nhân tạo đã khẳng định được vị trí quan trọng của nó trong các xu hướng của thị trường kỹ thuật số, bao gồm cả trong lĩnh vực du lịch. Chabot là một chương trình được tạo từ máy tính cho phép con người có thể tương tác giao tiếp, thông qua một trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn. Chatbot được chia thành 2 loại theo cách mà chúng tương tác với con người là auditory (âm thanh) và textual (chữ) và ngày càng phổ biến trên trang web của các doanh nghiệp du lịch.
du-lich-4.0
Chatbot được áp dụng thường xuyên trong du lịch 4.0
  • Kết nối IoT: Dữ liệu IoT giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có thể chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm. Việc khai thác các dữ liệu IoT vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán được sản phẩm, vừa biết rõ khách hàng hơn, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm và thực hiện các thao tác để mua sản phẩm mà họ muốn.
  • Rating và Review: Việc khách hàng có thể chia sẻ các ý kiến của họ một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội như Facebook, Yelp, TripAdvisor hay các trang web du lịch giúp các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rõ hơn mong muốn của du khách. Công cụ kỹ thuật này thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến chất lượng để tạo sự hài lòng của du khách, gây dựng uy tín thông qua điểm đánh giá của khách hàng. Ngoài ra, đây cũng là kênh tham khảo, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi chọn lựa một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch.
du-lich-4.0
Đánh giá của khách hàng rất quan trọng trong du lịch 4.0
  • Thực tế ảo (Virtual Reality): Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, trải nghiệm địa điểm du lịch trên internet của du khách trước và trong chuyến đi. Nhiều điểm du lịch hoặc các công ty đã xây dựng tour ảo hay tour tương tác nhằm mô phỏng điểm du lịch thông qua các hình ảnh, video, các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc hoặc các bản tường thuật, giới thiệu, các văn bản. Yếu tố khiến tour ảo trở nên hấp dẫn với du khách là các công nghệ mới được áp dụng như một phần cốt lõi của hệ thống đó như ảnh 360, video 360, ảnh panorama, ảnh flycam…

4.2. Thách thức

Đối với doanh nghiệp, khi họ tiến hành chuyển đổi số sẽ phải áp dụng công nghệ mới dẫn đến chi phí đầu tư bước đầu khá lớn (bao gồm chi phí cho máy móc công nghệ, thay đổi hệ thống quản lý, con người, hệ thống đào tạo…).

Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.

Sự thiếu hụt nguồn lực (tài chính, công nghệ và nhân lực); rào cản trong văn hóa doanh nghiệp; thiếu hụt dữ liệu (các báo cáo, phân tích thông tin); tầm nhìn hạn chế của người lãnh đạo; tâm lý e ngại trong việc tiếp cận và ứng dụng… cũng là những thách thức cần quan tâm khắc phục.

5. Kết luận

Không thể phủ nhận rằng ngành du lịch đang trong quá trình phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch covid. Khách du lịch có xu hướng đi chơi nhiều hơn sau 2 năm bị cách ly ở nhà. Vì vậy các doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng hoạt động quá tải, đặc biệt là trong thời gian cao điểm của mùa du lịch.

Không khó hiểu khi các doanh nghiệp du lịch dần chuyển đổi số quy trình quản trị cũng như vận hành trong thời đại du lịch 4.0 để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng.

Nếu bạn đang quan tâm đến giải pháp quản trị nội bộ cho doanh nghiệp lữ hành, vui lòng liên hệ chúng tôi qua website: https://travelopia.vn