Mục lục bài viết
- 1. Content là gì?
- 2. Outline Content là gì ?
- 3. Quy trình xây dựng Outline content với 9 bước
- 3.1 Outline Content bao gồm những gì?
- 3.2 Quy trình lên Outline Content
- Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa
- Bước 2: Xem layout của 10 TOP đầu, chi tiết hơn cần liệt kê ra heading của 10 TOP đầu tiên.
- Bước 3: Lên Heading
- Bước 4: Brief Meta Title, Meta Description và Heading 1
- Bước 5: LSI Keywords
- Bước 6: Những nội dung bạn muốn người viết truyền tải thêm
- Bước 7: Nguồn tham khảo
- Bước 8: URL
- Bước 9: Những yêu cầu khác
- 4. Tóm lại
Trước khi bắt tay vào viết một bài viết content, một bài báo, một tiểu luận,… để không bị lạc đề hay lan man, bước đầu tiên người viết cần xây dựng outline cho bài viết.
Vậy outline content là gì? và viết outline như thế nào để có một bài viết hay? Hãy cùng Travelopia tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Content là gì?
Theo định nghĩa từ wiki thì content là nội dung mang những thông tin có giá trị hữu ích đến với người đọc (độc giả), content phụ thuộc vào người tạo ra như thế nào nội dung có thu hút không?, nội dung có giá trị hữu ích cho người đọc không?, trong digital marketing thì content là phương tiện hữu hiệu để tạo dựng sự tín nhiệm và thẩm quyền giúp đạt được mục tiêu kết quả trong kinh doanh.
2. Outline Content là gì ?
Việc cấu trúc được 1 bố cục bài viết là điều không hề đơn giản. Outline được ví như “SEARCH INTENT” nó thống kê được tất cả hàm ý trong 1 bài viết. Vậy làm như thế nào? để soạn thảo được 1 bố cục bài viết chất lượng cho từng ngành nghề.
Trước khi bạn thực hiện về content, bạn phải hiểu rõ về tầm quan trọng của content và tuyệt đối content phải là duy nhất để phát huy tối đa trong việc SEO từ khóa.
Trước khi lên outline content, bạn ít nhất phải là chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang SEO. Hoặc ít nhất bạn tìm hiểu và đặt mình vào vai trò của khách hàng cần gì ở sản phẩm của bạn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng. Vậy làm sao để có thể logic mọi vấn đề trong 1 bài viết?
3. Quy trình xây dựng Outline content với 9 bước
Outline quyết định 75% đánh giá một bài viết có tốt hay không. Giai đoạn này càng tỉ mỉ, càng kỹ, giai đoạn viết content càng tạo nên hiệu quả.
3.1 Outline Content bao gồm những gì?
Thông thường, một Outline content sẽ bao gồm những yếu tố sau:
- Meta Title
- Meta Description
- Heading (heading 2, heading 3,…)
- LSI Keywords
- Những ý mà người lên outline muốn nhấn mạnh hay những lưu ý
- Nguồn tham khảo
- Từ khóa phụ
3.2 Quy trình lên Outline Content
Bao gồm 9 bước sau:
- B1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa (đối với content blog)
- B2: Xem heading của 10 đối thủ đầu tiên và liệt kê càng chi tiết càng tốt
- B3: Brief Heading cho bài viết
- B4: Brief Meta Title và Meta Description cho bài viết
- B5: LSI keywords
- B6: Brief những nội dung muốn truyền tải đến người dùng cho người viết
- B7: Nguồn tham khảo
- B8: URL
- B9: Những yêu cầu khác
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa
Mỗi từ khóa, nhóm từ khóa sẽ có những nhu cầu riêng của người dùng, điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu rõ được mong muốn của người dùng ở từ khóa đó. Tránh việc lên outline thừa content hay phân chia từ khóa không đúng.
Đặc biệt:
- Hiểu đúng nhu cầu của từ khóa thì sẽ phân nhóm đúng hơn, không phải phân nhóm theo công cụ rập khuôn.
- Những từ khoá dài sẽ khá dễ dàng để hiểu search intent, thế nhưng những từ khoá càng ngắn, chúng ta sẽ càng khó khăn trong quá trình hiểu search intent, đơn giản vì nó khá phức tạp
Vậy thì đâu là cách hiểu mong muốn của từ khóa:
- Hiểu dựa trên việc tự đặt mình vào người dùng khi search từ khóa. Cái này càng hiểu sản phẩm sẽ càng hiểu keywords.
- Search các từ khóa trên nhóm vào google, xem đối thủ đang nói tới những điều gì nhiều nhất. Những đối thủ đang TOP từ khóa đó đang được Google đánh giá cao về thỏa mãn mong muốn của người dùng ở từ khóa đó. Tuy nhiên đối với những từ khóa có cạnh tranh quá thấp thì điều này lại không hiệu quả.
Bước 2: Xem layout của 10 TOP đầu, chi tiết hơn cần liệt kê ra heading của 10 TOP đầu tiên.
Vì sao phải là 10 đối thủ đầu tiên mà không phải là những đối thủ trang 2,3?
10 đối thủ TOP đầu tiên nó sẽ tổng hợp 10 kết quả mà Google yêu thích nhất cho từ khóa đó.
Trong trường hợp trên, cách xử lý là:
- Có thể chọn concept theo đối thủ trong trường hợp đối thủ trùng concept nhau nhiều (vì đó có thể là concept tốt nhất mà Google yêu thích với từ khóa này)
- Chọn concept chính là concept xuất hiện nhiều nhất, tuy nhiên trong bài vẫn thể hiển những concept khác mà người dùng quan tâm để cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho người dùng.
Bước 3: Lên Heading
Sau khi đã liệt kê những đề mục chính cần có trong bài, chúng ta bắt tay brief Heading dựa trên dữ liệu ở bước 1,2
LƯU Ý:
- Heading 2 chứa từ khoá và từ khoá phụ (60-70%), còn lại 30% chứa LSI keywords
- Heading 3 chứa 80-90% LSI keywords, còn lại 10-20% từ khoá và từ khoá phụ
Bước 4: Brief Meta Title, Meta Description và Heading 1
Meta title cần có:
- Chứa concept chính bạn muốn truyền tải cho khách hàng
- Title đủ quy định theo số ký tự cần cho phép (check bằng công cụ để xem hiển thị đúng chưa: https://serpsim.com/)
- Title cần gợi mở vấn đề
- Title nên có số và những kí tự đặc biệt (sẽ làm nổi bật Meta Title lên)
- Nửa đầu title cần chứa từ khoá, nửa sau là những câu từ mang tính chất thu hút khách hàng click.
Meta Description cần có:
Mô tả nội dung bài viết ngắn gọn, có chứa từ khóa chính và từ khoá phụ.
Heading 1:
- Nếu như Meta Title là concept của bài, cần thu hút khách hàng click thì Heading 1 là nội dung ngắn gọn mô tả xúc tích nhất của nội dung
- H1 chứa từ khoá chính.
Ví dụ: Meta Title của nhóm bán nhà là: Mua bán nhà đất giá rẻ, khuyến mãi 10-20% năm 2023. Khi đó heading 1 sẽ là: Mua bán nhà đất giá rẻ 2023.
Bước 5: LSI Keywords
LSI Keyword (Latent Semantic Indexing Keyword) là một loại từ khóa có cùng ngữ nghĩa với từ khóa chính.
LSI hiện đang có trọng số rất cao trong SEO đồng thời trọng số của mật độ từ khóa đang giảm mạnh. LSI keywords sẽ giúp Google hiểu chủ đề và nhóm từ khoá của chúng ta, từ đó đánh giá cao content của chúng ta hơn.
LSI keywords xuất hiện nhiều cũng khiến cho content của chúng ta chuyên sâu hơn, cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn cho người dùng.
Bước 6: Những nội dung bạn muốn người viết truyền tải thêm
Sẽ có những nội dung mà bạn muốn người viết phải nhấn mạnh hay truyền tải vào bài content. Có thể là cả bài hoặc trong những heading. Bạn cần nói lên những thứ đó khi lên layout để team content truyền tải đúng mong muốn của mình vào bài viết.
Bước 7: Nguồn tham khảo
Đưa ra một số nguồn mà bạn muốn người biên soạn nội dung tham khảo ở đó. Nên đa dạng từ 3-4 nguồn chứ không sẽ xảy ra tình trạng chỉ xào nấu 1-2 bài. Tuy nhiên cũng không nên quá đưa nhiều nguồn giống nhau vào bài viết, gây rối cho người viết.
Mỗi heading 2 cần có 1-2 nguồn để người viết có nhiều dữ liệu tham khảo hơn.
Bước 8: URL
Url cần ngắn gọn từ 4-7 chữ, chứa từ khoá chính. Bạn cần đưa luôn URL vào nếu không muốn các bạn content bê nguyên title làm url.
Bước 9: Những yêu cầu khác
Những yêu cầu hay quy chuẩn mà chúng ta muốn truyền tải cho người viết như:
- Số lượng chữ tối thiểu hoặc tối đa của cả bài
- Số lượng chữ trong từng heading có không
- Mật độ từ khóa xuất hiện như thế nào, xuất hiện chỗ nào nhiều, chỗ nào ít và mấy lần
- Bôi đậm, in nghiêng vấn đề gì không
………………………………………….
Lưu ý: Các bài content có trọng số càng cao, càng phải lên outline càng chi tiết
4. Tóm lại
Việc lên outline bài viết mang lại rất nhiều lợi ích nên phải thật đầu tư. Mong là bài viết này của Travelopia sẽ giúp các bạn tự xây dựng được outline content hoàn chỉnh chất lượng cho bản thân và team nhé.
Bài viết liên quan: