Bật mí cách xây dựng kịch bản sale tour du lịch siêu hút khách

sale-tour-du-lich

Việc xây dựng các kịch bản sale tour sẽ giúp cho bạn cải thiện được các kết quả bán hàng hiệu quả. Hãy cùng Travelopia tìm hiểu những lưu ý và cách xây dựng kịch bản sale tour du lịch ngay trong bài viết này nhé.

1. Cách xây dựng kịch bản sale tour du lịch hút khách

Để có được một kịch bản sale tour du lịch thu hút khách hàng, bạn có thể tham khảo ngay cách xây dựng dựa trên những yếu tố sau đây:

1.1 Xác định một sản phẩm/dịch vụ tập trung

Đầu tiên, hãy xác định sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn thực hiện sale là gì. Đối với ngành du lịch thì mỗi thời điểm sẽ có những sản phẩm hoặc dịch vụ tập trung khác nhau. Vì vậy bạn nên lưu ý bám sát vào kế hoạch triển khai các sản phẩm/dịch vụ của công ty để có được kịch bản sale tour phù hợp nhất.

1.2 Xác định đối tượng mục tiêu

Sau khi đã xác định được sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn thực hiện sale là gì, Hãy xác định nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Mỗi sản phẩm/dịch vụ trong ngành du lịch thường sẽ phù hợp với các đối tượng khác nhau. Ví dụ như du lịch khám phá sẽ phù hợp với các bạn trẻ năng động, thích tìm tòi, hoặc các gói du lịch nghỉ dưỡng sẽ phù hợp hơn với những người có nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.

Bạn cần biết bạn sẽ thực hiện giới thiệu sản phẩm/dịch vụ du lịch cho ai để có thể bán hàng một cách thành công nhất. Do đó, hãy tìm hiểu về chân dung và insight của họ như thế nào. Ví dụ như những vấn đề mà họ đang gặp phải, bối cảnh nào khiến họ tìm đến các tour du lịch,…

1.3 Phát triển lợi ích của sản phẩm/dịch vụ

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện trong quá trình xây dựng kịch bản sale tour đấy chính là liệt kê các lợi ích của sản phẩm/dịch vụ du lịch. Ngày nay, có nhiều nhận định cho rằng việc bán các tính năng sẽ mang lại hiệu quả kém hơn so với việc bạn bán những lợi ích cho khách hàng.

Với bước này cần lưu ý kịch bản bán hàng của bạn không nên bao gồm tất cả những chi tiết nhỏ đi kèm theo sản phẩm/dịch vụ du lịch. Hãy giúp khách hàng có thể nhận ra được lợi ích to lớn hơn mà sản phẩm/dịch vụ du lịch có thể mang lại cho họ.

1.4 Đưa ra câu hỏi để hỏi cho quản lý

Nếu là một người mới hoặc Đây là lần đầu tiên bạn xây dựng các kịch bản sale tour du lịch, Hãy đặt những câu hỏi mà bạn thắc mắc cho quản lý trực tiếp của mình. Họ sẽ là những người thấu hiểu về sản phẩm/dịch vụ cũng như nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.

1.5 Liên kết lợi ích của bạn với điểm đau

sale-tour-du-lich

Pain points – điểm đau là một trong những khái niệm quen thuộc với các bạn làm việc trong lĩnh vực sale và marketing. Việc nắm bắt được điểm đau của khách hàng ở đâu sẽ giúp tăng hiệu quả cho việc chốt sale tốt hơn. Do đó bạn cần:

Liệt kê những câu hỏi mang tính chất thăm dò để tìm thấy dấu hiệu điểm đau của khách hàng là gì.

Hãy liệt kê và xem xét kỹ lưỡng những điểm khó khăn mà bạn cho rằng khách hàng của bạn sẽ gặp phải trong quá trình lựa chọn là chốt các tour du lịch.

Từ những điểm đau đầu bạn cần liên kết nó với lợi ích mà các tour du lịch của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Ví dụ như các tour du lịch nghỉ dưỡng có thể giúp khách hàng giải tỏa được những sự căng thẳng trong cuộc sống hiện tại.

2 Những lưu ý khi xây dựng kịch bản sale tour du lịch

Trong quá trình xây dựng kịch bản bán hàng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

2.1 Đừng cứng nhắc theo kịch bản sale tour có sẵn

Trên thực tế việc xây dựng các kịch bản sale tour du lịch thường chỉ mang tính chất hỗ trợ cơ bản. Dựa trên các kịch bản đó bạn sẽ biết được cuộc hội thoại nên phát triển theo xu hướng nào và đang ở bước nào trong quá trình thực hiện sale tour của bạn.

Do đó bạn cần lưu ý chỉ xem kịch bản sale tour là một danh sách hỗ trợ và cần phải biết ứng biến khéo léo trong tình hình thực tế. Bên cạnh đó hãy theo dõi và thay đổi kịch bản sale tour du lịch thường xuyên. Đây là một ngành mang tính chất thời điểm khá cao và nhân viên sale tour khó có thể áp dụng một kịch bản cho tất cả các trường hợp.

2.2 Hãy lắng nghe thay vì nói quá nhiều

Một vấn đề khác mà bạn cũng cần lưu ý khi xây dựng kịch bản sale tour chính là không cần nói quá nhiều mà hãy tập trung lắng nghe khách hàng. Một kịch bản có thể khuyến khích khách hàng tiềm năng đặt câu hỏi và chia sẻ nhiều hơn sẽ giúp cho bạn có thể chốt sale thành công hơn.

Hy vọng với những mẫu kịch bản sale tour du lịch ở trên, bạn sẽ có thêm tư liệu tham khảo để xây dựng kịch bản phù hợp với mình. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị khác tại chuyên mục blogs tại Travelopia nhé.