Mục lục bài viết
Tiếp nối bài trước với chủ đề “Quy trình nghiệp vụ trong một doanh nghiệp du lịch” Bài tiếp theo trong “Serie :Sử dụng phần mềm Travelopia” chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn lead là gì?, như thế nào được tính là 1 lead? và quy trình xử lý lead của phần mềm quản lý du lịch Travelopia. Hãy theo dõi nhé!
Trong marketing, Lead (hay còn gọi là khách hàng tiềm năng) là tập hợp những khách hàng có nhu cầu quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán thể hiện ở việc tương tác, phản hồi, trao đổi…và tự nguyện cung cấp thông tin của họ cho doanh nghiệp.
1. Như thế nào được tính là 1 lead?
Ví dụ điển hình nhất là: khách hàng điền thông tin cá nhân qua các form đăng ký, dùng thử sản phẩm, để lại sđt khi có nhu cầu tư vấn…
Ngoài ra, ví dụ trường hợp có người quen được giới thiệu từ Ban giám đốc có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ… cũng được tính là 1 lead.
Lead có thể được tích hợp với website, landing page để tự động đẩy lead về mục Đơn hàng khi khách hàng đặt dịch vụ và mục “Tương tác website” khi khách hàng có yêu cầu tư vấn.
2. Quy trình Xử lý Lead của phần mềm quản lý du lịch Travelopia
3. Quản lý hội thoại với khách hàng trên các nền tảng mxh và tương tác website
Ở phần này, ngoài việc tương tác với khách hàng của Sale qua các nền tảng (Facebook, Zalo…) thì người quản lý hoàn toàn có thể chỉ định Sale phụ trách trong việc CSKH hoặc tư vấn để thu thập Lead. Từ đây có thể tạo ngay đơn hàng nếu khách hàng đã xác định được tour du lịch muốn đi hoặc nắm bắt được xem khách hàng quan tâm đến tour nào?…
Thêm nữa, người điều hành có thể kiểm tra được lịch sử giao dịch đã từng thực hiện với khách hàng.
Một tính năng nổi bật của Travelopia đó là nhắc thông báo thanh toán tới người điều hành nếu khách hàng chưa thanh toán tiền đặt cọc, tiền tour đúng hạn thông qua gửi email và qua hội thoại -> Chức năng này xem thêm tại đây!
(Chi tiết xem ảnh dưới)
4. Quản lý Lead – danh sách khách hàng
Quản lý khách hàng được chia thành 3 loại gồm có: Quản lý khách hàng cá nhân, Quản lý khách hàng doanh nghiệp và quản lý Đại lý/CTV
- Đối tượng khách hàng thuộc loại nào: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp hay đại lý/CTV
- Phân loại khách hàng: Khách hàng tiềm năng (được định nghĩa là khách hàng chưa sử dụng dịch vụ) và khách hàng (khách hàng đã sử dụng dịch vụ)
- Người phụ trách Lead và người xử lý Lead
4.1 Quản lý khách hàng cá nhân
Đối với khách hàng cá nhân, ngoài các thông tin cơ bản như: tên, số điện thoại, địa chỉ, ngày sinh, giới tính, email…còn có phân loại khách hàng cá nhân là khách hàng (đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ) và khách hàng tiềm năng (chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ), người phụ trách khách hàng (sale, điều hành…)
Khi xem chi tiết khách hàng xe có:
- Những thông tin khách hàng (Có thể thêm, sửa, xoá),
- Lịch sử giao dịch với khách hàng (đối với khách hàng cũ) gồm các thông tin: Đơn hàng, Tên tour, loại tour, ngày khởi hành, số lượng khách…
- Danh sách quan tâm của khách hàng để Sale nắm bắt và khai thác thông tin.
4.2. Quản lý khách hàng doanh nghiệp
Đối với các khách hàng doanh nghiệp sẽ có các thông tin cơ bản về công ty như: Tên công ty, Mã số thuế, Địa chỉ, Email…
Ngoài ra còn có thông tin về Nguồn khách hàng đến từ đâu, người phụ trách khách hàng
Chi tiết khách hàng doanh nghiệp sẽ có các thông tin công ty sẽ có thêm cột Liên hệ để xác định người đại diện của doanh nghiệp khi sale, điều hành liên hệ.
Giống như khách hàng cá nhân thì sẽ có mục Lịch sử giao dịch có các thông tin tương tự.
4.3. Quản lý Đại lý/CTV
Giao diện quản lý chung của Đại lý và CTV gồm các thông tin về tên, SĐT, Email, Số lượng đơn hàng, Doanh thu, Nguồn khách hàng và Người phụ trách.
Tuy nhiên khi thêm mới Đại lý và CTV sẽ có khác nhau đó là: Đại lý được định nghĩa là đơn vị công ty gồm có các thông tin như: tên công ty, mã số thuế, Địa chỉ, người liên hệ, còn CTV sẽ là cá nhân với các thông tin cá nhân.
Nếu đã nhận Lead rồi, người điều hành vẫn có thể chuyển lại cho người khác bằng cách sửa và chọn người phụ trách khác.
5. Tổng kết quy trình quản lý Lead của phần mềm Travelopia
Quy trình quản lý Lead của phần mềm Travelopia được thiết kế để tối ưu hoá cho việc theo dõi và chuyển đổi lead thành khách hàng. Từ việc thu thập và lữu trữ các thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như: website, email, các kênh marketing như facebook, zalo…đảm bảo rằng không có bất kỳ lead nào bị bỏ sót.
Tiếp theo, người điều hành có thể phân loại và đánh giá lead dựa trên các tiêu chí như phân khúc khách hàng, danh sách tour quan tâm giúp cho đội ngũ bán hàng tập chung vào lead có tiềm năng nhất để khai thác.
Phần mềm còn hỗ trợ tính năng nhắc thông báo thanh toán (nhắc trên phần mềm, tự động gửi email nhắc thanh toán tới khách hàng). Thêm vào đó, Travelopia cung cấp các báo cáo chi tiết và phân tích dữ liệu giúp Sale, Người điều hành hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến dịch marketing và chiến lược bán hàng.
Như vậy, quy trình xử lý lead của Travelopia sẽ giúp doanh nghiêp tăng khả năng chuyển đổi, cải thiện hiệu suất bán hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.
Bài tiếp theo mà Travelopia dự định giới thiệu tới bạn là về “Đơn hàng” với nội dung chính về “Luồng xử lý đơn hàng và các tác vụ liên quan đến xử lý đơn hàng“. Hãy theo dõi tại đây nhé!