Ngành quản lý du lịch là gì? Yêu cầu đối với vị trí quản lý du lịch

nganh-quan-ly-du-lich

Du lịch là một trong những top ngành nghề có khả năng và cơ hội phát triển vô cùng mạnh mẽ. Và vị trí công việc ngành quản lý du lịch cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm.

Để hiểu rõ ngành quản lý du lịch là gì, cũng như những yêu cầu để được ứng tuyển vào vị trí này, hãy cùng Travelopia tìm hiểu bản mô tả công việc chi tiết dưới đây nhé!

1. Ngành quản lý du lịch là gì?

Ngành quản lý du lịch là ngành bao gồm quá trình điều hành và quản lý liên quan đến du lịch; lập chiến lược và định hướng sản phẩm dịch vụ du lịch; chịu trách nhiệm phân công các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch.

2. Mô tả vị trí quản lý du lịch

Dưới đây là bản mô tả chi tiết của vị trí quản lý du lịch để giúp mọi người đang tìm hiểu về công việc này có thể hiểu rõ về công việc này.

2.1 Quản lý tour và khách du lịch

Trong du lịch lữ hành thì việc quản lý tour, hành khách là điều vô cùng quan trọng. Đây là công việc mà người quản lý du lịch cần phải đảm nhận, cụ thể:

  • Quản lý danh sách các tour du lịch.
  • Quản lý việc sale tour.
  • Quản lý số lượng người đặt tour.
  • Quản lý lịch trình của tour du lịch.

Người quản lý cần phải thống kê, lọc ra những tour đã bán, tour đang bán hay tour sắp bán. Từ đó, tiến hành sắp xếp người phù hợp thực hiện những công việc đó. Quản lý sẽ giám sát việc vận hành tour và đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa trong quá trình thực hiện.

2.2 Quản lý dòng tiền kinh doanh

Quản lý du lịch cũng đảm nhận phần việc quản lý dòng tiền kinh doanh. Để thực hiện tốt công việc này thì người quản lý cần phân tách nguồn thu – chi một cách rõ ràng. Công việc này bao gồm:

  • Quản lý tổng doanh thu.
  • Quản lý doanh thu thực tế của doanh nghiệp.
  • Quản lý công nợ.
  • Quản lý các khoản chi.
nganh-quan-ly-du-lich
Quản lý du lịch đảm nhận công việc quản lý dòng tiền kinh doanh

Quản lý dòng tiền trong ngành du lịch lữ hành được đánh giá là công việc khá phức tạp. Bởi không chỉ có tiền thu vào và chi ra mà nó còn có tiền đặt cọc, điều này dẫn đến sự không rõ ràng trong dòng tiền thu nên, dễ gây nhầm lẫn cho người quản lý. Việc bỏ tiền túi ra bồi thường là việc thường xuyên gặp phải của các quản lý du lịch mới vào nghề.

2.3 Quản lý đội ngũ hướng dẫn viên du lịch

Quản lý đội ngũ hướng dẫn viên và các nhân sự liên quan được xem là nhiệm vụ chính của một người quản lý du lịch. Đối với một công ty du lịch thì đội ngũ hướng dẫn viên vô cùng đông đảo, trong đó bao gồm nhân viên nội bộ và thuê ngoài.

Mỗi hướng dẫn viên sẽ có lịch dẫn tour khác nhau, dẫn đến việc khó sắp xếp và tính lương. Do đó, người quản lý cần tạo nên một hệ thống quản lý chặt chẽ để phân chia tour phù hợp, hoa hồng rõ ràng cho nhân sự.

2.4 Theo dõi và quản lý quy trình vận hành du lịch

nganh-quan-ly-du-lich
Theo dõi và quản lý sát sao quy trình vận hành

Khi hoàn thành việc sắp xếp công việc cho hướng dẫn viên, người quản lý du lịch cần phải theo dõi quy trình vận hành xem đã phù hợp hay chưa. Nếu trong quá trình thực hiện có các sự cố về địa điểm tham quan, nơi ở, phương tiện di chuyển,… người quản lý sẽ đứng ra giải quyết. Tuy nhiên để tránh những điều này thì quản lý cần:

  • Xin phép chính quyền trước khi dẫn tour tham quan.
  • Đặt lịch trước với các nhà hàng, khách sạn.
  • Lên lịch trình tour phù hợp với hành khách.
  • Triển khai tour du lịch đúng kế hoạch.
  • Xử lý những vấn đề phát sinh sau tour.

3. Yêu cầu đối với vị trí quản lý du lịch

Đây là vị trí nhân sự cấp cao, vì thế yêu cầu tuyển dụng cũng khắt khe hơn so với các vị trí tuyển dụng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp sẽ đề ra những tiêu chí khác nhau nhưng nói chung vị trí này sẽ đều yêu cầu một số tiêu chí sau:

3.1 Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn

Ngành quản trị du lịch là một trong những ngành cạnh tranh khá khốc liệt. Vì thế vấn đề về bằng cấp và chuyên môn chính là yếu tố để tạo ra sự khác biệt và cơ hội thăng tiến cũng sẽ cao hơn so với các ứng viên khác.

Đặc biệt, người quản lý cần có hiểu biết rộng về các lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn để đưa ra những phương án và chiến lược phát triển hiệu quả cho doanh nghiệp.

Thông thường đối với vị trí này, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm vị trí quản lí hoặc vị trí tương đương trong du lịch.

3.2 Khả năng quản lý, lãnh đạo

nganh-quan-ly-du-lich
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo là yếu tố thúc đẩy, dẫn dắt nhân viên làm việc hiệu quả

Quản lý du lịch phải làm việc với đội nhóm, nhân viên cấp dưới, vì thế kỹ năng quản lý và lãnh đạo là yếu tố vô cùng quan trọng để định hướng, tạo ảnh hưởng và thúc đẩy nhân viên làm việc nhanh chóng, đạt được mục tiêu trong công việc.

3.3 Khả năng giải quyết vấn đề

Người quản trị giỏi phải biết giải quyết vấn đề một cách khéo léo và đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt phải có đủ bản lĩnh vượt qua những vấn đề hóc búa, khó khăn phát sinh trong đội nhóm, giúp đội nhóm phát triển mạnh mẽ hơn.

3.4 Khả năng giao tiếp

quan-ly-du-lich
Người quản lý phải có khả năng truyền đạt và lắng nghe thông tin từ nhiều phía

Giao tiếp là yếu tố quyết định làm nên tổ chức quản trị du lịch thành công. Người quản trị cần có khả năng truyền đạt thông tin tới nhân viên, cũng như biết lắng nghe để tạo nên sự tương tác đến từ 2 phía. Người quản lý làm tốt điều này sẽ dễ dàng thuyết phục và có tiếng nói với cấp dưới hơn.

4. Cơ hội và mức lương của ngành quản lý du lịch hiện nay

Tiềm năng phát triển của ngành du lịch lữ hành là rất lớn, kéo theo nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng cao. Ngành du lịch đang là một ngành dẫn đầu xu thế hiện nay. Nếu có đủ yếu tố để trở thành một nhà quản lý giỏi thì bạn sẽ nhận được những đãi ngộ tốt cùng mức thu nhập hấp dẫn.

Giống như nhiều vị trí quản lý khác, lương vị trí này cũng khá cao và hấp dẫn. Theo khảo sát thì mức lương trung bình rơi vào khoảng 13 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu năng lực quản lý tốt, khối lượng công việc nhiều thì họ có thể nhận được mức lương lên tới 20 triệu đồng.

Ngoài mức lương hấp dẫn thì làm việc ở vị trí này, bạn cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi khác như thưởng theo tháng, quý, năm; thưởng lễ tết, nghỉ phép, đi du lịch, chế độ bảo hiểm,…

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của ngành quản lý du lịch. Từ đó đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp, trang bị trước những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào ngành.

Xem thêm: