Mục lục bài viết
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, chuyển đổi số trong thời kì 4.0 là xu thế tất yếu của hầu như tất cả ngành nghề. Với tư duy đổi mới, mong muốn cải cách các vấn đề của du lịch truyền thống, các doanh nghiệp lữ hành cũng đã dần bắt nhịp, chuyển đổi sang mô hình du lịch công nghệ; hướng đến sự phát triển bền vững.
Vậy du lịch công nghệ là gì? Khác gì so với truyền thống?
1. Định nghĩa
1.1. Du lịch truyền thống là gì?
Du lịch truyền thống là hình thức du lịch đã xuất hiện từ lâu. Đó là hoạt động du lịch một cách đơn thuần; du khách biết đến các địa điểm du lịch và phải tự tìm hiểu, lên kế hoạch cho chuyến đi thông qua các kênh truyền thống như sách báo, TV, truyền miệng,…
Du lịch truyền thống thường đến các địa điểm du lịch, tham quan các địa danh như bảo tàng, vườn quốc gia, trải nghiệm văn hóa địa phương thông qua ẩm thực, các lễ hội…
Thông thường, với những chuyến đi theo kiểu truyền thống, du khách mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị 1 kế hoạch chi tiết, và đảm bảo phải đi theo lịch trình định sẵn, nếu không sẽ rất tốn thời gian và chi phí.
Chính vì thế, việc đi du lịch theo hình thức truyền thống là tương đối khó khăn và xa xỉ đối với khách du lịch trước đây.
1.2. Du lịch công nghệ là gì?
Du lịch công nghệ là giải pháp du lịch được phát triển dựa trên du lịch truyền thống cùng với sự ứng dụng của công nghệ số.
Du lịch công nghệ giúp ngành dịch vụ du lịch/lữ hành phát triển hiệu quả hơn nhờ tính tiện ích và khả năng tiếp cận với khách du lịch. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về các địa điểm du lịch, khu vui chơi, nghỉ ngơi, địa điểm ăn uống,… trước và trong suốt chuyến đi.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, việc tiếp cận và thu hút khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ công nghệ thông tin.
Phát triển du lịch công nghệ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ cũng như các điểm đến tham quan/vui chơi một cách rộng rãi thông qua đa nền tảng mạng xã hội; đồng thời kiểm soát vận hành và quản lý khách hàng một cách thông mình hơn.
Tôi cho rằng, xu thế phát triển loại hình du lịch công nghệ đang dần được áp dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng và khả năng tiếp cận, quảng bá du lịch tại mỗi địa phương; hứa hẹn đem đến nhiều kết quả tích cực cho thị trường du lịch Việt Nam.
2. Du lịch công nghệ khác gì so với du lịch truyền thống?
2.1. Sự giống nhau
Cả 2 loại hình du lịch công nghệ hay truyền thống đều giống nhau về mục đích sử dụng:
- Du lịch công nghệ hay du lịch truyền thống đều nhằm mục đích đem đến cho khách hàng sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, giúp du khách có được trải nghiệm tích cực trong mỗi chuyến đi.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho du khách khi du lịch
- 2 loại hình du lịch đều hướng đến sự phát triển du lịch trong nước nói chung và địa phương nói riêng
2.2. Sự khác nhau
Điểm khác biệt mấu chốt so với du lịch truyền thống chính là du lịch công nghệ chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng có thể đảm bảo được chi phí thấp nhất với sự tiện lợi tối đa. Những thay đổi tích cực này đến từ việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Tiêu chí | Du lịch công nghệ | Du lịch truyền thống |
Cách tiếp cận | Tiếp cận được với tất cả mọi người, cả về mặt vật lý và kỹ thuật số thông qua ứng dụng, website, mạng xã hội,… | Tiếp cận được với ít khách du lịch hơn bởi chủ yếu tiếp cận được với khách qua các kênh truyền thống như: điện thoại, người giới thiệu hoặc quảng bá trên đài, tivi, báo. |
Hướng phát triển du lịch | Theo hướng bền vững, bằng cách giảm lượng khí thải carbon, áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường… | Chưa tập trung đẩy mạnh yếu tố phát triển bền vững, chỉ chủ yếu vào việc tăng lượng khách du lịch. |
Chia sẻ thông tin du lịch | Sẵn sàng chia sẻ tới khách du lịch thông tin về khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, ăn uống, mua sắm… thuận tiện qua phương tiện truyền thông xã hội. Đồng thời, có các công nghệ thực tế ảo, công nghệ tăng cường giúp khách du lịch trải nghiệm thử cảm giác đến tham quan một cách chân thực. | Chủ yếu chia sẻ trên sách báo, cũng có chia sẻ trên tivi, đài hay các trang mạng xã hội nhưng vẫn còn hạn chế. |
Kinh nghiệm du lịch | Các kinh nghiệm du lịch được chia sẻ rộng rãi dưới dạng video, bài viết… Cùng với dịch vụ trải nghiệm du lịch nhờ vào các ứng dụng công nghệ, giúp khách du lịch có thể biết được các địa điểm hot, hoặc trải nghiệm thử cảm giác nhờ công nghệ thực tế ảo trước khi tới tham quan. | Được truyền miệng lại hoặc đúc kết thông qua các bài báo… |
Đại lý du lịch | Các đại lý trực tuyến (OTA – Online Travel Agent) trở nên phổ biến: Khách hàng có thể đặt tour, khách sạn, đặt chỗ các phương tiện đi lại, vé vào cửa địa điểm tham quan trên App, Website mà vẫn đảm bảo có thể trao đổi trực tiếp với đội ngũ CSKH 24/7 | Đặt tour du lịch, khách sạn, vé máy bay, vé thăm quan du lịch thông qua các đại lý truyền thống; làm việc trực tiếp với nhân viên thông qua gọi điện, nhắn tin hoặc email |
Quản lý du lịch | Có các công cụ công nghệ hỗ trợ các cơ quan quản lý, đơn vị kinh doanh du lịch nắm được lưu lượng khách hàng, quản lý Tour, hạn chế rủi ro sai lệch trong thống kê | Quản lý nhờ vào đội ngũ nhân sự thống kê. |
Dưới góc nhìn của tôi, một trong những cải tiến đáng kể trong du lịch công nghệ phải kể đến sự ra đời của rất nhiều ứng dụng quản trị du lịch và các đại lý du lịch trực tuyến; giúp đem đến cho khách hàng được hưởng những dịch vụ và trải nghiệm vượt trội so với du lịch truyền thống.
Khách du lịch có được nhiều kinh nghiệm hữu ích để có chuyến tham quan vui vẻ, suôn sẻ. Còn với doanh nghiệp lữ hành thì nâng cao doanh số nhờ thu hút lượng lớn khách du lịch. Với các cơ quan quản lý việc kiểm soát lượng khách du lịch, tình hình du lịch tại địa phương một cách dễ dàng và thuận tiện.
3. Kết luận
Như vậy, du lịch công nghệ là giải pháp ưu việt hơn hẳn so với du lịch truyền thống. Giải pháp du lịch công nghệ mang lại lợi ích cho cả 3 đối tượng sử dụng là: khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và các cơ quan quản lý.
Thực tế cho thấy, phần lớn du khách hiện nay đều tìm kiếm thông tin và đặt mua dịch vụ du lịch trực tuyến qua Internet. Các doanh nghiệp lữ hành cũng dần chuyển đổi việc quản lý vận hành bằng các công cụ công nghệ số.
Tôi cho rằng, du lịch công nghệ đã và đang dần thay thế hoàn toàn cho du lịch truyền thống bởi những tiện ích vượt trội mang lại.
Xem thêm: